- Đóng vai trò như ngânhàng của chính phủ và các cơ quan nhà nước Và các chức năng khác như: quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm về mô hình giám sát Thị trường tài chính cho Việt Nam
Nam
• Thứ nhất: Xây dựng khung pháp lý và sớm hoàn thiện trước khi triển khai
một mô hình giám sát chung thị trường tài chính Việt nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
- Qua kinh nghiệm của các nước phân tích ở trên có thể thấy được, một nước khi quyết định lựa chọn một mô hình giám sát mới và thành lập một cơ quan giám sát mới thì cần xây dựng một khung pháp lý đầy đủ và trao cho cơ quan đó đủ quyền lực để có thể thực thi tất cả các chức năng và nhiệm vụ của họ.
- Hoạt động giám sát hợp nhất thị trường tài chính là sự tồn tại khách quan trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế của thị trường tài chính hiện đại. Do sự hình thành của các sản phẩm dịch vụ tài chính đan xen, cấu phần trọn gói ssản phẩm tài chính lưu thông trên thị trường và các tập đoàn tài chính đa chức năng hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau như lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán. Trong khi đó, cơ chế hoạt động giám sát riêng lẻ từng ngành không thể giám sát được toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của tập đoàn đó. Chính vì vậy. tồn tại những khoảng trống pháp lý mà chỉ có hoạt động giám sát tài chính hợp nhất mới có thể thực hiện được chức năng giám sát Thị trường tài chính.
• Thứ hai: UBGSTC quốc gia Việt Nam cần được không ngừng hoàn thiện mô
hình và tổ chức hợp lý trong đó thể hiện ở bốn khía cạnh:
- Phải được độc lập trong hoạt động thanh tra, giám sát
- Phải tự chịu trách nhiệm trong hoạt động thanh tra – giám sát.
- Phải đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động giám sát.
- Phải đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động thanh tra – giám sát.
o Giữa các cơ quan thanh tra – giám sát của Thị trường tài chính Việt Nam cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện những mục tiêu chung: giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính (Uỷ ban Chứng khoán và Cục quản lý và giám sát bảo hiểm) cần có sự phối hợp và cung cấp thông tin đầy đủ với UBGSTC quốc gia.
o Việc hoàn thiện mô hình giám sát Thị trường tài chính cần có lộ trình phù hợp và chuyển đổi một cách triệt để, tuy rằng việc chuyển đổi mô hình giám sát không tránh khỏi việc phải phân bố lại lao động và thay đổi mô hình giám sát phân tán hiện nay.
o Lựa chọn các phương pháp giám sát phù hợp với các chức năng nhiệm vụ đã được giao:
Như đã đề cập và phân tích ở trên, không có mô hình giám sát Thị trường tài chính nào là hoàn hảo cho tất cả các Thị trường tài chính của các nước, chính vì vậy mỗi nước cần lựa chọn các phương pháp giám sát theo mô hình phù hợp nhất với tình hình phát triển kinh tế của nước đó.
Tuy nhiên, qua các cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và khu vực cũng như những phương pháp giám sát của các nước trình bày ở trên cho thấy sự thất bại trong việc điều tiết, giám sát tài chính cả ở cấp độ vi mô và vĩ mô – liên quan đến toàn bộ hệ thống tài chính. Hệ thống điều tiết, giám sát hiện tại không thể ngăn chặn, kiềm chế và xử lý khủng hoảng. Mô hình giám sát phân tán theo cấp độ quốc gia có những hạn chế và dễ gây ra lỗi cho hệ thống giám sát Thị trường tài chính trong thực tế hội nhập ngày nay. Chính vì vậy, muốn thành công nhiều hơn trong hoạt động giám sát Thị trường tài chính thì vừa cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan giám sát hiện tại của quốc gia vừa cần lựa chọn mô hình giám sát chung hay hợp nhất Thị trường tài chính.
Xu hướng phát triển mô hình thanh tra – giám sát của khu vực tài chính theo hướng hình thành Mô hình giám sát chung/giám sát hợp nhất toàn diện có hiệu quả cao hơn và phù hợp với Việt Nam, để có thể đảm bảo duy trì sự ổn định của Thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, không thể áp nguyên mô hình và các bước thành lập của các nước đối với Việt Nam mà cần nghiên cứu kỹ hướng đi và sự lựa chọn cũng như quá trình hoàn thiện mô hình cho UBGSTC quốc gia tại Việt Nam để phù hợp hơn với thực tiễn
o Cần đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động giám sát từ xa đối với thị trường tài chính:
(i) Tiêu chuẩn Basel II10 đối với hoạt động ngân hàng:
Đối với lĩnh vực ngân hàng phải đáp ứng 25 nguyên tắc, chuẩn mực của Uỷ ban Basel trong thanh tra – giám sát ngân hàng:
1. Những điều kiện tiên quyết cần có để việc giám sát hiệu quả (Nguyên tắc 1)
2. Thủ tục cấp giấy phép (Nguyên tắc 2 – 5)
3. Những quy định và yêu cầu về an toàn (Nguyên tắc 6 – 15)
4. Phương pháp giám sát thường xuyên hoạt động ngân hàng (Nguyên tắc 16 – 20)
5. Những yêu cầu về thông tin (Nguyên tắc 21)
6. Thẩm quyền của giám sát viên (nguyên tắc 22)
7. Hoạt động ngân hàng qua biên giới (nguyên tắc 23 – 25)
(ii) Áp dụng các khuyến nghị của IMF, WB, BIS,…trong giám sát đối với thị trường chứng khoán, bảo hiểm,
o Thứ ba: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong đó chú trọng đào tạo
đội ngũ cán bộ giám sát một cách bài bản sát theo chuẩn mực quốc tế.
o Thứ tư: Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nghiệp vụ và hạ tầng công nghệ
thông tin đáp ứng yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ được giao.
Tóm tắt Chương 1
Với những phân tích trong Chương 1, tác giả của luận văn đã trình bày những vấn đề chung nhất về hoạt động giám sát thị trường tài chính, những phương pháp giám sát tài chính hữu hiệu (phương pháp giám sát an toàn vi mô và phương pháp giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính) và các mô hình giám sát điển hình, có nhiều nét tương đồng với Việt Nam của Hàn Quốc, Đài Loan và Anh. Thông qua đó để rút ra bốn bài hoc kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện và nâng cao hiệu quả giám sát thị trường tài chính quốc gia.