Kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát thị trường tài chính 1 Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của Uỷ ban Giám sát Tài chính

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát thị trường tài chính việt nam của uỷ ban giám sát tài chính quốc gia (Trang 100 - 103)

- Gửi báo cáo cho Ban giám sát tổng hợp; Ban giám sát tổng hợp :

3.3.Kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát thị trường tài chính 1 Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của Uỷ ban Giám sát Tài chính

3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của Uỷ ban Giám sát Tài chính

quốc gia

3.3.1.1. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng pháp lý trong thời gian trước mắt

Để hoàn thiện cơ chế pháp lý cho hoạt động của UBGSTC Quốc gia nói riêng và hệ thống giám sát tài chính Việt Nam nói chung, cần phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng pháp lý cho sự hoạt động của Uỷ ban. Tuy nhiên trên thực tế, thời gian để hoàn thiện được khung pháp lý đó là rất lâu dài, nhưng trong vòng 5 năm tới, để hoạt động của UBGSTC Quốc gia thực sự hiệu quả và thể hiện đúng vai trò của một cơ quan tham mưu cho Chính phủ, thì về cơ sở hạ tầng pháp lý phải hoàn thiện được những việc như sau:

Phân định rành mạch hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN (bao gồm cả Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng), Bộ Tài chính (bao gồm Uỷ ban Chứng khoán, Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm), UBGSTC quốc gia, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

Tạo vị thế tương xứng và cung cấp đủ nguồn lực, trao đủ quyền lực cần thiết cho UBGSTC quốc gia với tư cách là Cơ quan giám sát hợp nhất thị trường tài chính, chịu trách nhiệm vừa giám sát an toàn vĩ mô, vừa giám sát an toàn vi mô thị trường tài chính;

Thiết lập cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa NHNN, UBGSTC Quốc gia và Bộ Tài chính, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia trong việc giám sát thị trường tài chính và sử dụng các kết quả giám sát của nhau để đánh giá thị trường tài chính.

Thiết lập khuôn khổ và cơ chế, khung chính sách, công cụ duy trì sự ổn định tài chính, trong đó có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung và quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Nhà nước thực hiện giám sát và chỉ đạo thị trường tài chính thông qua hệ thống pháp luật và sử dụng các công cụ gián tiếp qua bộ máy tham mưu, giúp việc và tư vấn của mình.

Phân định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với thị trường tài chính. Giao quyền hạn với trách nhiệm cụ thể trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với thị trường, tránh cơ quan quản lý Nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh, trong khi lại buông lỏng trách nhiệm giám sát và định hướng thị trường. Hoàn toàn tách bạch giữa chức năng quản lý Nhà nước với chức năng quản lý kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Tăng cường năng lực cán bộ, đội ngũ chuyên gia tài chính làm công tác quản lý Nhà nước về thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, cảnh báo sớm khủng hoảng trên thị trường tài chính, cảnh báo nguy cơ rủi ro trong các khu vực của thị trường tài chính, đảm bảo sự vận hành an toàn và hiệu quả của thị trường. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình cải cách tài chính sẽ tiến hành mạnh mẽ, góp phần tạo nên hệ thống thị trường tài chính, tiền tệ phát triển đồng bộ, nhịp nhàng. Tăng cường kiểm soát số lượng chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài tham gia thị trường nội địa một cách chặt chẽ theo sự phát triển của thị trường nội địa, cùng với nó là tiến hành tự do hóa giá cả, sản phẩm, dịch vụ tài chính.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và có những biện pháp đủ mạnh để ngăn chặn, hạn chế những mặt trái của các đới tượng trên thị trường chứng khoán; tăng cường công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, nâng cao tính minh bạch của thị trường. Đặc biệt là việc công bố các thông tin về các tổ chức

niêm yết và công ty chứng khoán. Cần cải thiện sự minh bạch và sức bền của thị trường tài chính, các nhà đầu tư cần được cung cấp thông tin cập nhật về dữ liệu kinh tế vĩ mô cũng như các phân tích chuyên sâu khi họ có nhu cầu.

Cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, ngành và cơ quan giám sát trong hệ thống giám sát tài chính quốc gia. Hiện nay Việt nam cũng đã có nhiều chính sách để củng cố, tăng cường, hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhằm bảo đảm cho giải pháp này được thực hiện một cách triệt để, đồng bộ, đúng lộ trình và đạt tới mục tiêu dự kiến, thì cần phân dịnh rõ ràng hơn chức năng nhiệm vụ của từng thành viên trong hệ thống giám sát thị trường tài chính quốc gia, gồm: NHNN, Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước, Cơ quan… bảo hiểm, UBGSTC quốc gia,…cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan này trong giai đoạn trước mắt.

Với quan điểm Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào thị trường, nhưng sẽ giám sát chặt chẽ thị trường tài chính thông qua khuôn khổ luật pháp và tạo môi trường pháp lý đồng bộ thông thoáng về hoạt động tài chính, tiền tệ. Đồng thời cải thiện tính minh bạch và phát triển tính đa dạng của thị trường.

Cần rà soát lại nội dung của Luật các TCTD; Luật NHNN, Luật Thanh Tra, Luật Chứng khoán, Luật kinh doanh bảo hiểm… để tăng tính minh bạch trong hoạt động của các định chế tài chính giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà,các loại giấy phép không cần thiết, tăng tính minh bạch trong quá trình cấp phép hoạt động.

Cần xây dựng Luật Giám sát thị trường tài chính, quy định rõ nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận, ngành, cơ quan trong việc thanh tra và giám sát hoạt động của thị trường tài chính quốc gia, tăng tính độc lập của từng cơ quan nhưng cũng bảo đảm tính phối hợp đồng bộ trong quá trình hoạt động và đưa ra chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Trong đó nội dung cụ thể phải quy định như sau:

o Nội dung về điều phối chính sách giám sát thị trường tài chính giữa các lĩnh vực: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán,…

o Nội dung về giám sát hợp nhất thị trường tài chính.

3.3.1.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về mặt lâu dài

Xây dựng bộ luật hoạt động giám sát thị trường tài chính trong đó quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan giám sát, trong đó có quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ của UBGSTC quốc gia. Hiện nay mỗi cơ quan giám sát được thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ tại các văn bản khác nhau, trong tương lai cần nghiên cứu để thống nhất để đưa ra quy định chung cho hoạt động giám sát.

Trao cho UBGSTC Quốc gia đủ quyền lực để không chỉ là cơ quan tham vấn mà là một cơ quan có thẩm quyền đủ mạnh trong việc cấp phép. Theo đó hướng tới mô hình tập trung quyền cấp phép, giám sát, xử lý về tại UBGSTC Quốc gia. Tuy nhiên việc làm này cần có lộ trình rõ ràng, vì để trao cho UBGSTC Quốc gia nhiều quyền lực như vậy cần phải xây dựng một UBGSTC Quốc gia có nhiều kinh nghiệm hơn nữa. Theo như kinh nghiệm của các nước thì mô hình hoạt động của Uỷ ban sẽ dần đần được hoàn thiện trong thời gian khoảng 10 năm.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát thị trường tài chính việt nam của uỷ ban giám sát tài chính quốc gia (Trang 100 - 103)