Quá trình hình thành và phát triển của Uỷ ban Giám sát Tàii chính quốc gia Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát thị trường tài chính việt nam của uỷ ban giám sát tài chính quốc gia (Trang 57 - 60)

- Đóng vai trò như ngânhàng của chính phủ và các cơ quan nhà nước Và các chức năng khác như: quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia.

16 Chuyển thành Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội từ ngày 02/01/2009 (HNX)

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Uỷ ban Giám sát Tàii chính quốc gia Việt Nam

gia Việt Nam

2.2.1.1. Hoàn cảnh ra đời:

Thị trường tài chính Việt Nam không ngừng được hoàn thiện với sự xuất hiện của Thị trường chứng khoán và sự gia tăng không ngừng của các định chế tài chính hoạt động ở các lĩnh vực: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, và cả những tập đoàn tài chính, các định chế tài chính hoạt động trên cả 3 lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán… Tuy nhiên, tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động bất lợi đến thị trường tài chính Việt Nam. Điều này càng được biểu hiện rõ hơn trong bối cảnh thị trường tài chính nước ta đã mở rộng cửa, hội nhập sâu rộng với thị trường tài chính toàn cầu sau khi nước ta gia nhập WTO. Nhưng một điều đáng lo ngại là trong khi thị trường tài chính phát triển với tốc độ nhanh, nhất là trong năm 2007, thì hệ thống giám sát lại không đáp ứng được một cơ chế giám sát hiệu quả.

Hoạt động giám sát thị trường tài chính vẫn được thực hiện theo mô hình phân tán:

Lĩnh vực ngân hàng do NHNN chịu trách nhiệm quản lý, thanh tra, và giám sát;

Lĩnh vực bảo hiểm do Bộ tài chính (Cục quản lý, giám sát bảo hiểm) chịu trách nhiệm quản lý, thanh tra, và giám sát;

Lĩnh vực chứng khoán do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hoặc Bộ tài chính chịu trách nhiệm quản lý, thanh lý, và giám sát;

Điều này đã gây nên sự chồng chéo làm giảm hiệu quả giám sát, gây khó khăn cho các định chế tài chính trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, phương pháp

giám sát của các cơ quan giám sát mới chỉ hiện đại về hình thức để đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, nhưng nội dung vẫn còn hạn chế.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài từ năm 2008 đã ảnh hưởng không chỉ đến nền kinh tế của các nước phát triển mà còn tạo ra nhiều khó khăn cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đã không ngừng nghiên cứu các bài học kinh nghiệm của các nước và quyết định xây dựng mô hình một cơ quan giám sát hợp nhất Thị trường tài chính là UBGSTC quốc gia Việt (National Financial Supervisory Commission – NFSC).

Trên cơ sở các nghiên cứu và đề xuất Chính phủ đã có quyết định số 34/2008/QĐ-TTg ngày 03/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về việc thành lập UBGSTC quốc gia.

2.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ:

Ngày 18/05/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 79/2009/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của UBGSTC Quốc gia. Trong đó quy định một số nội dung cụ thể như sau:

Uỷ ban giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện các hoạt động giám sát sau:

o Giám sát chung Thị trường tài chính quốc gia; giám sát hợp nhất hoạt động của các tập đoàn tài chính.

o Giám sát điều kiện được cấp phép hoạt động của các TCTD, tổ chức tài chính, tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

o Giám sát việc áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động giám sát của các cơ quan thanh tra - giám sát chuyên ngành trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

Uỷ ban thực hiện các nhiệm vụ này thông qua hoạt động giám sát từ xa, được thực hiện một cách độc lập, bảo đảm nguyên tắc không làm thay chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.

Uỷ ban giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành thông qua các hoạt động sau:

o Kiến nghị và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định về điều phối hoạt động giám sát Thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm).

o Điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành; kiến nghị các cơ quan thực hiện đúng quy trình và cơ chế giám sát, việc áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về giám sát thị trường tài chính.

o Có trách nhiệm tham gia ý kiến với NHNN, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khác trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách, quy định về quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; các chiến lược, định hướng phát triển ngành ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm.

o Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi, ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

o Uỷ ban phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ về chiến lược, định hướng phát triển Thị trường tài chính quốc gia.

o Uỷ ban có trách nhiệm thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu, tổng hợp, xử lý, cung cấp thông tin về thị trường tài chính quốc gia; phân tích, dự báo, cảnh báo mức độ an toàn hệ thống tài chính, nguy cơ rủi ro đối với thị trường tài chính quốc gia và đề xuất giải pháp xử lý kịp thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ hoặc đột xuất.

o Uỷ ban đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan, các cơ quan thanh tra - giám sát chuyên ngành và cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, không tuân thủ hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định, các điều kiện trong hoạt động.

o Uỷ ban được chủ trì tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn để trao đổi, thảo luận các vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; được tổ chức họp báo và công bố thông tin thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

o Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc khi cần thiết theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban báo cáo Thủ tướng Chính phủ các mặt hoạt động, công tác và việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban.

o Uỷ ban phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, NHNN, các Bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc tư vấn, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ các

vấn đề về quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và thị trường tài chính quốc gia.

o Uỷ ban có trách nhiệm cung cấp các thông tin, báo cáo định kỳ và các phân tích, dự báo cho Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan.

o Uỷ ban thực hiện quan hệ đối ngoại, hội nhập và hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật nhằm hỗ trợ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Thủ tướng Chính phủ giao.

Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, Uỷ ban cần có sự phối hợp của Bộ Tài chính, NHNN, các Bộ, ngành liên quan và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, thông tin, số liệu thống kê định kỳ và đột xuất cho Uỷ ban theo quy định.

2.2.1.3. Mô hình tổ chức, bộ máy của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia

Hình 2. . Mô hình tổ chức bộ máy của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia

Trong đó, nhiệm vụ của các phòng ban trong UBGSTC Quốc gia được quy định như sau:

Văn phòng : Chịu trách nhiệm chung về hoạt động, đời sống, nhân sự, tài chính,… của UBGSTC Quốc gia

Ban nghiên cứu và điều phối chính sách giám sát

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát thị trường tài chính việt nam của uỷ ban giám sát tài chính quốc gia (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w