Hoàn thiện cơ cế phối hợp với các cơ quan quản lý giám sát chuyên ngành trong điều phối hoạt động giám sát Thị trường tài chính

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát thị trường tài chính việt nam của uỷ ban giám sát tài chính quốc gia (Trang 103 - 105)

- Gửi báo cáo cho Ban giám sát tổng hợp; Ban giám sát tổng hợp :

3.3.2.Hoàn thiện cơ cế phối hợp với các cơ quan quản lý giám sát chuyên ngành trong điều phối hoạt động giám sát Thị trường tài chính

ngành trong điều phối hoạt động giám sát Thị trường tài chính

Phân định rành mạch hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước (bao gồm cả Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng), Bộ Tài chính (bao gồm Uỷ ban Chứng khoán), UBGSTC quốc gia, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Tạo vị thế tương xứng và cung cấp đủ nguồn lực, trao đủ quyền lực cần thiết cho UBGSTC quốc gia với tư cách là Cơ quan chịu trách nhiệm giám sát an toàn vĩ mô toàn hệ thống tài chính…

Thiết lập cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa Ngân hàng Nhà nước, UBGSTC quốc gia và Bộ Tài chính

Thiết lập khuôn khổ và cơ chế, chính sách, công cụ duy trì ổn định tài chính, trong đó có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung và quyết liệt của Chính phủ.

Nhà nước thực hiện giám sát và chỉ đạo Thị trường tài chính thông qua hệ thống pháp luật và sử dụng các công cụ gián tiếp.

Phân định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với Thị trường tài chính và được tài chính. Gán quyền hạn với trách nhiệm cụ thể trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với thị trường, tránh cơ quan quản lý Nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh, trong khi lại buông lỏng trách nhiệm giám sát và định hướng thị trường. Tách bạch với chức năng quản lý Nhà nước với chức năng quản lý kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Tăng cường năng lục cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về Thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; xây dựng hệ thống chỉ tiêu cảnh báo và giám sát, đảm bảo sự vận hành an toàn và hiệu quả của thị trường. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình cải cách tài chính sẽ tiến hành mạnh mẽ, góp phần tạo nên hệ thống Thị trường tài chính tiền tệ phát triển đồng bộ. Tăng cường kiểm soát số lượng chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài tham gia thị trường nội địa một cách chặt chẽ theo sự phát triển của thị trường nội địa. Cùng với nó là tiến hành tự do háo giá cả dịch vụ tài chính.

Đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra và có những biện pháp hạn chế những mặt trái của các đới tượng trên thị trường chứng khoán; tăng cường công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, nâng cao tính minh bạch của thị trường. Đặc biệt là việc công bố các thông tin về các tổ chức niêm yết và công ty chứng khoán. Cần cải thiện sự minh bạch và sức bền của Thị trường tài chính, các nhà đầu tư cần được cung cấp thông tin cập nhật về dữ liệu kinh tế vĩ mô cũng như các phân tích.

Cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận trong hệ thống giám sát tài chính quốc gia: Hiện nay Việt nam cũng đã có nhiều giải pháp để củng cố, tăng cường, hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính ở Việt Nam (gồm các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, giám sát các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo

hiểm và chung toàn bộ Thị trường tài chính), chính phủ đang chỉ đạo thực hiện là đúng đắn, sáng suốt và phản ánh đúng xu hướng quốc tế hiện nay. Tuy nhiên nhằm bảo đảm cho giải pháp này được thực hiện một cách triệt để, đồng bộ, đúng lộ trình và đạt tới mục tiêu dự kiến, thì cần phân dịnh rõ ràng hơn chức năng nhiệm vụ của từng thành viên trong hệ thống giám sát Thị trường tài chính quốc gia, gồm: Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước, Cơ quan …bảo hiểm , UBGSTC quốc gia,…cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan này.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát thị trường tài chính việt nam của uỷ ban giám sát tài chính quốc gia (Trang 103 - 105)