Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát thị trường tài chính việt nam của uỷ ban giám sát tài chính quốc gia (Trang 78 - 82)

- Khuyến nghị của UBGSTC Quốc gia chưa chỉ rõ:

2.3.2.Tồn tại và nguyên nhân

a. Tồn tại

Thứ nhất : Về khung pháp lý: Chưa có các văn bản pháp lý hoàn thiện quy định

chức năng và nhiệm vụ của UBGSTC Quốc gia và trao đủ quyền lực cho UBGSTC Quốc gia:

- Uỷ ban được giao thực hiện giám sát chéo các hoạt động trên Thị trường tài chính và giám sát tổng hợp toàn bộ Thị trường tài chính, một nhiệm vụ quản lý nhà nước mà chưa có bộ ngành nào thực hiện giúp nâng cao năng lực quản lý điều hành vĩ mô của Chính phủ nhằm bảo đảm cho Thị trường tài chính phát triển nhanh và bền vững. Khuôn khổ pháp lý cho mô hình cơ quan này chưa hoàn thiện nhưng những bằng chứng thực nghiệm quốc tế đã chỉ rõ xu hướng hình thành cơ quan giám sát an toàn vĩ mô Thị trường tài chính là tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển khách quan của khu vực tài chính. Vì vậy để triển khai thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, một lĩnh vực quản lý kinh tế

hết sức phức tạp, nhạy cảm, có ảnh hưởng lớn tới môi trường vĩ mô của nền kinh tế, Uỷ ban cần có một vị thế tương xứng nhất định trong bộ máy nhà nước, đặc biệt trong quan hệ công tác với các bộ ngành, được cung cấp đủ nguồn lực đặc biệt là quyền tiếp cận thông tin, và được tạo điều kiện thuận lợi khác trong quá trình phát triển trên cơ sở vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật hiện hành như những cơ chế chính sách đãi ngộ cán bộ đặc thù nhằm động viên, thu hút và duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao, đi đôi với việc từng bước hình thành và hoàn thiện thể chế cơ quan giám sát an toàn vĩ mô Thị trường tài chính với tư cách như một cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tài chính.

- Quyền lực của UBGSTC quốc gia: Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, Đài Loan, Anh và một số quốc gia khác thì các cơ quan giám sát quốc gia phải là những cơ quan siêu bộ, bao gồm cả lập quy, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; là cơ quan cấp phép, thanh tra, kiểm tra và cưỡng chế thực thi, xử phạt đối với các hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, tại Việt Nam UBGSTC quốc gia mới là cơ quan mang tính chất tham vấn cho Chính phủ thực hiện nhiệm vụ giám sát, phát hiện cũng như răn đe và ngăn chặn những dấu hiệu, hay những hành động ảnh hưởng tới sự lành mạnh cũng như an toàn của hệ thống tài chính quốc gia. Trên thực tế những khuyến nghị đó có thể được triển khai hoặc không.

Thứ hai: Sự phối hợp giữa UBGSTC Quốc gia và các cơ quan giám sát chuyên

ngành: Giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính, UBGSTC quốc gia chưa thiết lập được mối quan hệ mật thiết trong việc cung cấp thông tin. Bên cạnh đó cũng chưa phân biệt rõ những nhiệm vụ giám sát của NHNN, Bộ tài chính Uỷ ban giám sát, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam,…dễ gây ra việc thực hiện chồng chéo nhiệm vụ.

Thứ ba: Nguồn lực con người: UBGSTC Quốc gia chưa được cung cấp đủ

nguồn lực con người, cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại,…để có thể thực hiện được nhiệm vụ giám sát an toàn vĩ mô cho toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia.

Thứ tư: Cơ sở vật chất còn hạn hẹp, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa

theo kịp yêu cầu nhiệm vụ của Ủy ban. Nguồn cung cấp thông tin đầu vào: Nguồn cung cấp số liệu thông tin của các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán Uỷ ban đang lấy thông tin từ các cơ quan bộ ngành, điều này không đảm bảo tính độc lập về mặt thông tin, trong khi để thực hiện được nhiệm vụ tham vấn cho Chính phủ thì Uỷ ban cần có một hệ thống thông tin độc lập để đưa ra các ý kiến tham vấn chính xác. Tuy nhiên hiện nay, UBGSTC quốc gia chưa thiết lập được hệ thống thu thập thông tin của các lĩnh vực trên Thị trường tài chính.

Thứ năm: Về vai trò giám sát:

- Chưa thực hiện được vai trò là cơ quan duy trì sự an toàn và ổn định của thị trường tài chính, trong năm 2009 và đầu năm 2010 thị trường tài chính vẫn có nhiều biến động bất thường gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động của thị trường tài chính nói chung và từng định chế tài chính nói riêng. Nền kinh tế có nhiều dấu hiệu khởi sắc nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố không bền vững;

- Các thông tin trên thị trường tài chính chưa minh bạch, vẫn tồn tại hai hệ thống thông tin là thông tin công bố và những con số mật phản ánh thực chất nên báo chí không thể tiếp cận để có thể đưa ra được những đánh giá kịp thời về thực trạng của thị trường tài chính.

Thứ sáu: Về hiệu quả của hoạt động giám sát: Cùng với các cơ quan giám sát

chuyên ngành khác, hoạt động của UBGSTC Quốc gia vẫn chưa mang lại hiệu quả thực sự cho công tác giám sát thị trường tài chính:

- Công tác giám sát thị trường tài chính chưa mang lại hiệu quả thực sự đối với sự phát triển và ổn định của thị trường tài chính và sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội nói chung;

- Công chúng chưa thấy rõ vai trò của UBGSTC Quốc gia trong công tác giám sát tài chính;

- Các chi phí đầu tư cho hoạt động giám sát tài chính quốc gia còn nhỏ, chưa xứng tầm với một cơ quan giám sát chung toàn bộ các hoạt động của thị trường tài chính.

- Bộ chỉ tiêu giám sát về cơ bản đã tuân thủ các khuyến nghị của IMF và theo thông lệ quốc tế, tuy nhiên vẫn còn thiếu một số các chỉ tiêu trong công tác đánh giá như sau:

Phương pháp giám sát an toàn vi mô thị trường tài chính

Lĩnh vực ngân hàng Đánh giá phạm vi và quy mô của các định chế tài chính lớn có khả năng chi phối đối với Thị trường tài chính (LCFIs) đặc biệt là sau khi hình thành những tập đoàn tài chính đa năng và xuyên quốc gia theo đúng nghĩa sau này;

Đánh giá tín dụng của Khu vực cá nhân đối với GDP;

Các chỉ số phản ánh sự cạnh tranh, mật độ tập trung, tính hiệu quả và tính thanh khoản của thị trường,…

Lĩnh vực chứng khoán Đánh giá quy mô thị trường của các sản phẩm phái sinh (hiện nay chưa có nhưng cũng không có đánh giá và khuyến nghị đối với mảng thị trường này)

Đánh giá các chứng khoán mới phát hành;

Lĩnh vực bảo hiểm: Chưa phân tích sâu sắc dựa trên những chỉ tiêu CARAMEL. Phương pháp giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính

Các chỉ số vĩ mô ảnh hưởng tới thị trường tài chính

Danh mục đầu tư của các định chế tài chính Nợ công, nợ nước ngoài

Các tác động xấu khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuân thủ luật, thông lệ quốc tế Chưa đánh giá mức độ tuân thủ các tiêu chủân quốc tế và luật liên quan đến lĩnh vực tài chính;

Công cụ chính sách tài chính tiền tệ Chưa áp dụng các phương pháp đo lường, dự đoán để đưa ra được những khuyến nghị về liều lượng và các chính sách cụ thể cần áp dụng trong thời gian tiếp theo

Các khuyến nghị Các khuyến nghị của UBGSTC Quốc gia còn mang tính chất chung chung, chưa cụ thể, chưa thể hiện rõ được lộ trình để thực hiện và các biện pháp mang tính chất thực tế.

Mới chỉ có dự báo được tình hình kinh tế trong năm tiếp theo, chưa có những báo cáo mang tính chất dài hạn. Chưa nghiên cứu các vấn đề kinh tế và chỉ ra một lộ trình phát triển cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng. - Chưa xây dựng được mô hình cảnh báo sớm rủi ro và phân tích các nguy cơ

khủng hoảng của thị trường tài chính;

Thứ tám : Về mô hình tổ chức: Sự phối hợp giữa các bộ phận báo cáo của

UBGSTC quốc gia: Chưa có sự kết hợp thông tin báo cáo giữa bộ phận giám sát vi mô và giám sát vĩ mô thị trường tài chính, trong nội dung báo cáo của UBGSTC quốc gia tách riêng các báo cáo giám sát về điều phối chính sách và giám sát tập đoàn tài chính so với báo cáo giám sát vĩ mô thị trường tài chính; b. Nguyên nhân:

Nguyên nhân khách quan: Các điều kiện tiền đề cho việc hoạt động hiệu quả của một cơ quan giám sát tài chính hợp nhất chưa được Chính phủ và các cơ quan bộ ngành quan tâm đúng mức:

Về khung pháp lý : - Các văn bản quy định hoạt động của các định chế tài chính còn đang trong quá trình hoàn thiện để tiến tới chuẩn mực quốc tế, tuy nhiên hiệu lực của các văn bản thường trong thời gian ngắn, thường xuyên phải sửa đổi gây khó khăn cho việc giám sát chung thị trường tài chính;

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát thị trường tài chính việt nam của uỷ ban giám sát tài chính quốc gia (Trang 78 - 82)