Những nhân tố không thuận lợi:

Một phần của tài liệu lý thuyết siêu cạnh tranh của richard d'aveni và một số gợi ý cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 123 - 124)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2. Những nhân tố không thuận lợi:

Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam còn thấp. Ở đây, sử dụng cách tiếp cận năng lực cạnh tranh của Hoàng Văn Hải tức là xem xét năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên hai góc độ. (i) các chỉ tiêu đo lƣờng năng lực cạnh tranh (thị phần, năng suất lao động, tỷ suất lợi nhuận...); (ii) các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh (đội ngũ nhân lực, bí quyết công nghệ, năng lực quản trị…)

Về các chỉ tiêu đo lƣờng năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn hoạt động nhỏ, lợi nhuận không ổn định và phụ thuộc nhiều vào lợi thế do độc quyền đem lại, thị phần không đáng kể trên thị trƣờng thế giới, nhiều loại sản phẩm không cạnh tranh nổi trên sân nhà.

Về các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh, nguồn nhân lực dồi dào và rẻ nhƣng trình độ chuyện nghiệp không cao, tác phong công nghiệp và ngoại ngữ yéu, công nghệ phổ biến lạc hậu. Đối với doanh nghiệp nhà nƣớc, chỉ có một số có trình độ công nghệ hiện đại hoặc trung bình của thế giới nhƣ viễn thông, phát, dẫn điện, sản xuất vật liệu xây dựng và số doanh nghiệp còn lại có trình độ lạc hậu so với thế giới từ 20 – 30 năm.

Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: trình độ công nghệ còn lạc hâu hơn: so với thế giới tụt hậu khoảng 3 – 4 thế hệ không kể những doanh nghiệp hoàn toàn không dung máy móc, chỉ áp dụng lao động cơ bắp. Năng lực quản trị còn rất yếu kếm (nhƣ đã xem xét ở điểm 3.1.1)

Thứ hai, nền kinh tế thị trƣờng mới đƣợc thiết lập chƣa đạt đến trình độ chín muồi. Nền văn hóa doanh nhân và tinh thần doanh nghiệp mới đƣợc hình thành và còn bị kiềm chế bởi những tàn dƣ tập quán quản lý, văn hóa bao cấp, quan liêu ở các thể chế điều tiết kinh tế các cấp và trong hoạt động kinh tế, văn hóa cộng đồng. Vẫn còn tồn tại những cách tiếp cận sai lệch về tinh thần doanh nghiệp và sự cạnh tranh.

Thứ ba, các doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc ƣu đãi quá nhiều trên nhiều mặt (tài nguyên, vốn tín dụng đầu tƣ, đất đai, thị trƣờng) khiến cho họ tê liệt tinh thần doanh nghiệp, không có tinh thần cạnh tranh và do đó đã ảnh hƣởng không tốt đến việc tạo dựng môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Thứ tư, chúng ta chƣa có đội ngũ các chủ doanh nghiệp và quản trị đƣợc đào tạo bài bản trong các nhà trƣờng cũng nhƣ trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu lý thuyết siêu cạnh tranh của richard d'aveni và một số gợi ý cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)