Những nhân tố thuận lợi

Một phần của tài liệu lý thuyết siêu cạnh tranh của richard d'aveni và một số gợi ý cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 121 - 123)

7. Bố cục của luận văn

3.2.1. Những nhân tố thuận lợi

Thứ nhất, nền kinh tế thị trƣờng đã dƣợc thiết lập và đang hoàn thiện. Qua 25 năm đổi mới, từ trong nội tại nền kinh tế thị trƣờng của nƣớc ta đã đƣợc thiết lập với tất cả những yếu tố cấu thành và cơ chế vận hành tiêu biểu cho các nền kinh tế thị trƣờng hiện đại tuy trình độ còn thấp và chƣa hoàn toàn đồng bộ. Tuy nhiên theo đƣờng lối của Đảng và nhà nƣớc Việt nam đã đƣợc khẳng định trong các văn kiện chính thức là tiếp tục phát triển các hình thức sở hữu các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt phát triển mạnh kinh tế tƣ nhân thành một trong những động lực của nền kinh tế, phát triển đồng bộ các yếu tố thị trƣờng và các loại hình thị trƣờng, mở cửa thị trƣờng đáp ứng nhu cầu phát triển đất nƣớc và thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trong tất cả các lĩnh vực kinh tế. Cơ chế thị trƣờng ngày càng phát huy tác dụng và sự điều tiết quan liêu của nhà nƣớc ngày càng giảm bớt.

phát triển của thể chế kinh tế thị trƣờng là mức độ cạnh tranh trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, “cạnh tranh làm bộc lộ khả năng của các chủ thể kinh tế. Trong môi trƣờng cạnh tranh, các doanh nghiệp tham gia thị trƣờng buộc phải phát huy lợi thế so sánh, chuyển lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời luôn tìm cách tạo lập lợi thế cạnh tranh mới nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, mở rộng thị trƣờng, phát triển sản xuất kinh doanh. Đây chính là triết lý tăng trƣởng mới (của Việt Nam) – tăng trƣởng dựa trên sự cạnh tranh. Nhiệm vụ đặt ra trong nhiệm kỳ 2011-2016 là phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách để các loại thị trƣờng… đƣợc tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt, có tính cạnh tranh cao và gắn kết ngày càng tốt hơn với thị trƣờng thế giới, đƣa quản lý và giám sát hiệu quả… gắn với hạn chế tối đa độc quyền kinh doanh trên các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Phải xác định rõ những ngành mà tính độc quyền còn cao để có chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho khu vực tƣ nhân tham gia kinh doanh. Đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc, đặt doanh nghiệp nhà nƣớc vào môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, loại bỏ các hình thức ƣu đãi và bao cấp còn tồn tại trên thực tế, mình bạch hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc theo tiêu trí của doanh nghiệp đăng ký trên thị trƣờng chứng khoán…”.

Với sự phát triển nhƣ vậy, nền kinh tế thị trƣờng Việt Nam chắc chắn sẽ ngày càng tiếp cận các nền kinh tế thị trƣờng tiêu biểu của thế giới hiện đại, ngày càng trở thành một bộ phận đầy đủ của nền kinh tế thị trƣờng thế giới.

Thứ hai, toàn cầu hóa kinh tế và chính sách hội nhập quốc tế chủ động và năng động của Đảng và nhà nƣớc là một trong những nhân tố quyết định đã đƣa nền kinh tế nƣớc ta thành nền kinh tế thị trƣờng và đã tham gia vào hầu hết các tổ chức kinh tế khu vực, quốc tế và toàn cầu. Một tỷ trọng lớn của nền kinh tế nƣớc ta đã nằm trong lƣu thông kinh tế toàn cầu (xuất khẩu chiếm 80% GDP năm 2010, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm phần quan trọng đầu tƣ của nền kinh tế…)

Trong nền kinh tế nƣớc ta đã có hiện diện lâu dài mạnh và sâu của nhiều công ty nƣớc ngoài trong đó có các công ty đa quốc gia lớn trong nhiều ngành mũi nhọn của nền kinh tế thế giới hiện đại và của nƣớc ta. Họ là những thành viên hoạt náo cạnh tranh có chiến lƣợc bài bản, quản trị chiến lƣợc lành nghề, trong nhiều ngành

công nghiệp: thông tin, điện tử, viễn thông, thƣơng mại, dịch vụ sinh hoạt, tài hính ngân hàng…

Thứ ba, các chủ thế kinh tế Việt Nam đã trƣởng thành đáng kể trong cạnh tranh thị trƣờng. Do các nhân tố trên, các chủ thể trong nền kinh tế nƣớc ta, đặc biệt trong khu vực doanh nghiệp Việt Nam đã có bƣớc trƣởng thành về cả số lƣợng và chất lƣợng, đƣợc tôi luyện trong môi trƣờng cạnh tranh đang ngày càng năng động hơn. Đƣờng lối nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam không thể không sờ cậy vào việc nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam để hội nhập nền kinh tế quốc tế là hiển nhiên không cần tranh luận và có sự đồng thuận từ các cơ quan quản lý vĩ mô. Một số doanh nghiệp đầu ngành và lớn của Việt Nam đã vận dụng quản trị chiến lƣợc và thu đƣợc những thành tích đáng khích lệ ở thị trƣờng trong nƣớc và ở nƣớc ngoại nhƣ FPT, Viettel, Cà phê Trung Nguyên, Công ty Kinh đô, Bitis, Vinamilk…

Một phần của tài liệu lý thuyết siêu cạnh tranh của richard d'aveni và một số gợi ý cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)