Một vài kết luận chƣơng 2

Một phần của tài liệu lý thuyết siêu cạnh tranh của richard d'aveni và một số gợi ý cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 115 - 118)

7. Bố cục của luận văn

2.7. Một vài kết luận chƣơng 2

Chƣơng 2 đã giới thiệu một cách có hệ thống các quan điểm then chốt trong lý thuyết của Richard D’Aveni về siêu cạnh tranh, chiến lƣợc và quản trị chiến lƣợc doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh thay đổi không ngừng từ những thập kỷ cuối thể kỷ 20 đến nay. Có thể rút tỉa một số ý tƣởng cốt lõi nhƣ sau:

cƣờng độ cao và có tính tấn công mạnh mẽ – một phiên bản nhanh hơn của cạnh tranh truyền thống và có những bản chất mới thể hiện đặc biệt ở 6 nghịch lý mới của cạnh tranh. Do vậy, tƣ duy chiến lƣợc cạnh tranh phải thay đổi. Chiến lƣợc cạnh tranh công ty là chiến lƣợc phá hủy sáng tạo những ƣu thế hiện tại của đối thủ của chính mình và dựng nên những lợi thế tạm thời kế tiếp nhau để đảm bảo thế chủ động liên tục, lâu dài của công ty. Quản trị chiến lƣợc phải tập trung vào việc điều hành năng động, linh hoạt, chủ động những tƣơng tác chiến lƣợc động giữa các công ty cạnh tranh. D’ Aveni đã xuất phát từ thực tiễn cạnh tranh hiện nay để vạch ra những quy tắc 7S mới của siêu cạnh tranh và từ đó đề xuất tƣ duy mới về chiến lƣợc cạnh tranh và quản trị chiến lƣợc phù hợp.

Thứ hai, những quan điểm của Richard D’Aveni khuyến khích cạnh tranh chủ động, tấn công liên tục thông qua những chiến lƣợc cạnh tranh xây dựng và quản trị theo bảy quy tắc cạnh tranh mới phù hợp với bản chất của các nền kinh tế thị trƣờng hiện đại tƣ bản chủ nghĩa: cạnh tranh không khoan nhƣợng kiểu Darwin, hợp tác chỉ là chiến thuật – một thủ đoạn để cạnh tranh mãnh liệt hơn. Sự điều hành chiến lƣợc động đồng thời, liên tục các hoạt động cạnh tranh của công ty gây sự căng thẳng trong toàn bộ nhân sự điều hành các cấp của công ty và do đó có thể có phản tác dụng khi những thành viên của nó, đặc biệt là cấp quản trị chiến lƣợc chóp bu mệt mỏi vì sự theo đuổi chiến lƣợc khiến cho họ nảy sinh tinh thần rã đám. D’ Aveni đã tính đến tình huống này trong lý thuyết của ông.

Thứ ba, việc thực hiện các quy tắc 7S mới cần phải lƣu ý đặc biệt đến luật pháp chống độc quyền để không bị rắc rối vì những tố tụng chống độc quyền rất phức tạp. Các công ty cần phải cân nhắc việc vận dụng 7S mới sao cho vừa tiến hành đƣợc siêu cạnh tranh vừa không vi phạm chống độc quyền và đạo đức xã hội mặc dù hiện nay, do môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt trên phạm vi quốc gia và quốc tế, các nhà nƣớc đều có điều chỉnh nới lỏng hay xiết chặt điều tiết chống độc quyền để hỗ trợ, bảo vệc các công ty thuộc nƣớc mình trƣớc những kẻ cạnh tranh khác. D’Aveni cũng đã nhấn mạnh ông cổ vũ cạnh tranh cƣờng độ cao, tốc độ nhanh, chủ động tấn công nhƣng không bao hàm ý bỏ qua các quy định chống độc quyền những ông cũng gợi ý những luật lệ chống trust phải thích ứng với sự thay đổi của môi trƣờng cạnh tranh diễn ra nhanh chóng và mãnh liệt từ những năm cuối thế kỷ 20

đến nay.

Nhìn chung, những quan điểm của D’Aveni đƣợc hình thành nên từ thực tiễn cạnh tranh hiện nay và sự kế thừa những thành tựu tƣ duy chiến lƣợc mới cuối thể kỷ 20 khẳng định vị thế riêng của ông trong các lý thuyết về chiến lƣợc cạnh tranh và quản trị chiến lƣợc tƣơng ứng.

CHƢƠNG 3: VẬN DỤNG MỘT SỐ LUẬN ĐIỂM TỪ LÝ THUYẾT SIÊU CẠNH TRANH CỦA D’AVENI TRONG QUẢN TRỊ CHIẾN

LƢỢC Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Để gợi ý vận dụng một số quan điểm của lý thuyết siêu cạnh tranh của Richard A.D’Aveni về quản trị chiến lƣợc vào các doanh nghiệp Việt Nam, chƣơng này sẽ xem xét thực trạng quản trị chiến lƣợc trong các doanh nghiệp Việt nam, những khả năng vận dụng các quan điểm của D’Aveni và một số quan điểm quản trị chiến lƣợc của D’Aveni vào các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu lý thuyết siêu cạnh tranh của richard d'aveni và một số gợi ý cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)