Năng lực sản xuấtkinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh và một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại vật liệu khí đốt nha trang (Trang 58 - 126)

a) Nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

2.2.2 Năng lực sản xuấtkinh doanh của Công ty

2.2.2.3 Tình hình vốn của doanh nghiệp

BẢNG 2.1: SỰ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM 2004 – 2006

ĐVT: ngàn đồng

Chênh lệch Chênh lệch

2005/2004 2006/2005

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

+/- % +/- % I.TSNH 34.573.782 31.704.782 38.958.754 - 2.869.000 -8,30 7.253.972 22,88 Tiền 299.604 364.616 3.122.616 65.012 21,70 2.758.000 756,41 Các khoản ĐTNH - - - - - - - Các khoản phải thu ngắn hạn 30.449.911 27.452.720 27.152.261 - 2.997.191 -9,84 -300.459 -1,09 Hàng tồn kho 3.812.292 3.854.523 8.683.877 42.231 1,11 4.829.354 125,29 TSNH khác 11.975 32.923 - 20.948 174,93 -32.923 -100,00 II.TSDH 3.298.721 3.942.730 3.923.264 644.009 19,52 -19.466 -0,49 TSCĐ 3.298.721 3.942.730 3.923.264 644.009 19,52 -19.466 -0,49 Bất động sản đầu tư - - - - - - - Các khoản phải thu dài hạn - - - - - - - TSDH khác - - - - - - - TỔNG TÀI SẢN 37.872.503 35.647.512 42.882.018 - 2.224.991 -5,87 7.234.506 20,29 I.NỢ PHẢI TRẢ 31.600.039 28.518.837 34.792.968 - 3.081.202 -9,75 6.274.131 22,00 Nợ ngắn hạn 31.600.039 28.518.837 34.792.968 - 3.081.202 -9,75 6.274.131 22,00 Nợ dài hạn - - - - - - - II.NGUỒN VỐN CSH 6.272.464 7.128.675 8.089.050 856.211 13,65 960.375 13,47 Vốn CSH 5.991.317 6.834.919 7.653.442 843.602 14,08 818.523 11,98 Nguồn KP và quỹ khác 281.147 293.756 435.608 12.609 4,48 141.852 48,29 TỔNG NGUỒN VỐN 37.872.503 35.647.512 42.882.018 - 2.224.991 -5,87 7.234.506 20,29

Nhận xét:

TÀI SẢN:

Nhìn vào bảng tài sản ta thấy từ năm 2004 – 2006 tài sản của doanh nghiệp

nhìn chung tăng, tuy vào năm 2005 tổng tài sản của doanh nghiệp giảm 2.224.991 ngàn đồng so với năm 2004. Điều này cho thấy qui mô của doanh nghiệp ngày càng

tăng, cụ thể:

Năm 2004 tổng tài sản của công ty là 37.827.503 ngàn đồng, năm 2005 thì tổng

tài sản của công ty là 35.647.512 ngàn đồng tương đương giảm 2.224.991 ngàn đồng.

Nguyên nhân của sự giảm này là do:

Tài sản ngắn hạn của năm 2004 là 34.573.782 ngàn đồng và năm 2005 là

31.704.785 ngàn đồng, giảm 2.868.997 ngàn đồng tương đương giảm 8,30 %, cụ

thể:

Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty năm 2004 là 299.604 ngàn

đồng còn năm 2005 con số này là 364.616 ngàn đồng. Như vậy so với năm

2004 thì tiền của công ty năm 2005 tăng lên một khoản 65.012 ngàn đồng, tương đương tăng 21,70 %. Việc giữ nhiều tiền hơn giúp cho công ty có khả năng thanh toán nhanh chóng các khoản nợ đến hạn như phục vụ cho việc trả

tiền hàng hóa và trả lương cho công nhân viên, trong đó quan trọng nhất là việc

trả tiền hàng hóa cho nhà cung cấp. Vì, để tăng sự tín nhiệm của nhà cung cấp đối với Công ty và có hàng hóa kịp thời cho việc bán hàng. Tuy nhiên, Công ty cần xác định lượng tiền hợp lý để dự trữ, vì nếu giữ tiền nhiều quá sẽ gây ứ đọng vốn, không phát huy được khả năng sinh lời của đồng vốn

Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty năm 2004 là 30.449.911 ngàn

đồng sang năm 2005 thì con số này là 27.452.710 ngàn đồng. Như vậy, so với năm 2004 thì các khoản phải thu năm 2005 giảm 2.997.201 ngàn đồng, tương đương giảm 9,84%. Điều này cho thấy Công ty rất thuận lợi trong việc thu hồi

công nợ của khách hàng, khách hàng đã không chiếm dụng nhiều vốn của

doanh nghiệp. Công ty đã thực hiện tốt công tác thanh toán.

Giá trị hàng tồn kho của công ty qua 2 năm 2004 – 2005 lần lượt là 3.812.292 ngàn đồng và 3.854.523 ngàn đồng. Như vậy, so với năm 2004 thì

lượng hàng tồn kho của năm 2005 tăng lên một khoản 42.231 ngàn đồng tương đương tăng 1,11%. Việc tăng lượng hàng tồn kho ở đây chưa thể hiện được

doanh nghiệp bị ứ đọng vốn mà còn phải xét đến kết quả kinh doanh của công ty như thế nào. Nếu công ty kinh doanh có hiệu quả thì việc tăng hàng tồn kho

là hợp lý để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, còn nếu Công ty kinh

doanh không hiệu quả thì việc tăng lượng hàng tồn kho là không tốt vì sẽ làm ứ đọng vốn của doanh nghiệp

Tài sản ngắn hạn khác của Công ty năm 2005 so với năm 2004 tăng 20.948

ngàn đồng, tương đương tăng 174.93%.

Tài sản dài hạn năm 2004 là 3.298.721 ngàn đồng trong khi đó năm 2005 là

3.942.730 ngàn đồng, tứclà tăng 644.009 ngàn đồng tương đương tăng 19,52%. Sự thay đổi này chủ yếu là do tài sản cố định của công ty tăng. Điều này chứng tỏ công ty đã chú trọng đầu tư vào nhà kho và các quầy bán hàng ngày càng cao.

Nhìn chung, tài sản năm 2005 so với năm 2004 là giảm chủ yếu là vì các khoản phải thu giảm còn các tài sản khác tăng không đáng kể. Điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện công tác thu hồi công nợ năm 2005 tốt hơn năm 2004.

Năm 2006, tổng tài sản của công ty là 42.882.968 ngàn đồng so với năm 2005 là 35.647.512 ngàn đồng thì tổng tài sản của công ty tăng 7.234.506 ngàn đồng, tương đương tăng 20,29%. Có được sự thay đổi này là do:

Tài sản ngắn hạn của công ty tăng so với năm 2005 là 7.253.969 ngàn đồng tương đương tăng 22,88 %. Cụ thể là:

Tiền năm 2006 tăng 2.758.000 ngàn đồng tương đương tăng 756,41% so với năm 2005. Điều này thể hiện khả năng thanh toán nhanh của Công ty tăng hơn nhiều so với năm 2005. Tuy nhiên, lượng tiền dự trữ của công ty quá lớn

khiến Công ty bị ứ đọng vốn.

Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 300.449 ngàn đồng tương đương giảm

1,09% chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc thu hồi công nợ. Tuy nhiên, nếu việc thanh toán nhanh hơn cũng thể hiện chính sách bán hàng của công ty

cứng nhắc hơn. Điều này công ty cũng cần phải xem xét để điều chỉnh mức độ

các khoản phải thu thích hợp để vừa bán được nhiều hàng hơn vừa không bị

chiếm dụng vốn quá nhiều.

Hàng tồn kho của Công ty năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 là 4.829.354 ngàn đồng tương đương tăng 125,29%. Điều này không tốt vì hàng tồn kho

tăng quá nhiều (hơn gấp đôi) so với năm 2005, do đó sẽ gây ứ đọng vốn của

doanh nghiệp.

Còn tài sản ngắn hạn khác của Công ty năm 2006 không có vì chế độ kế toán năm 2006 thay đổi so với năm 2005. Mà tài sản ngắn hạn khác của doanh

nghiệp vào năm 2005 và năm 2004 chủ yếu là tạm ứng , sang năm 2006 tạm ứng được chuyển thành phải thu nội bộ trong tài sản các khoản phải thu. Do đó, chúng ta không xét đến sự thay đổi tài sản ngắn hạn khác của năm 2006 so với năm 2005.

Tài sản dài hạn của Công ty, chủ yếu là tài sản cố định, năm 2006 giảm 19.466 ngàn đồng so với năm 2005 tương đương giảm 0,49%. Sự thay đổi này chủ yếu là do công ty thanh lý nhượng bán và khấu hao trong năm, tuy công ty cũng hoàn thành việc xây dựng nhà cửa vật kiến trúc, mua thêm máy móc thiết bị, sửa chữa

máy móc thiết bị nhưng vẫn thấp hơn mức giảm tài sản giảm đi. Do đó, tài sản dài hạn của doanh nghiệp giảm so với năm 2005.

Nhìn chung, tài sản của doanh nghiệp tăng chứng tỏ công ty có đầu tư vào kinh

doanh, mức độ thanh toán của công ty tăng, tuy nhiên lượng tiền dự trữ và lượng hàng tồn kho còn nhiều gây tồn đọng vốn cho doanh nghiệp.

NGUỒN VỐN:

Tổng nguồn vốn năm 2004 là 37.872.503 ngàn đồng còn năm 2005 tổng nguồn

vốn là 35.647.512 ngàn đồng. Như vậy, so với năm 2004 thì nguồn vốn của Công ty

giảm 2.224.991 ngàn đồng. Nguyên nhân sự thay đổi này là do:

Nợ phải trả, chủ yếu là nợ ngắn hạn, năm 2004 là 31.600.039 ngàn đồng còn

năm 2005 là 28.518.837 ngàn đồng. Như vậy, nợ phải trả của công ty năm 2005

giảm 3.081.202 ngàn đồng tương đương giảm 9,75% là do phải trả cho người bán

giảm 5.097.005 ngàn đồng, giảm đáng kể so với vay ngắn hạn tăng 3.641.258 ngàn đồng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc trả nợ cho nhà cung cấp, do đó sẽ tạo được uy tín và gây được thiện cảm đối với nhà cung cấp.

Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2005 là 7.128.675 ngàn đồng so với năm 2004 là 6.272.464 ngàn đồng tăng 856.211 ngàn đồng, tương đương tăng

Vốn chủ sở hữu năm 2005 là 6.834.919 ngàn đồng tăng so với năm 2004 là 843.602 ngàn đồng, tương đương tăng 14,08%. Nguyên nhân chủ yếu là do

tăng các quỹ.

Nguồn kinh phí và quỹ khác năm 2005 cũng tăng so với năm 2004, cụ thể là

tăng 12.609 ngàn đồng, tương đương tăng 4,48%. Nguyên nhân chủ yếu là do

Công ty tăng quỹ phúc lợi.

Năm 2006, tổng nguồn vốn của Công ty là 42.882.018 ngànđồng còn năm 2005

con số này là 35.647.512 ngàn đồng. Như vậy, tổng nguồn vốn năm 2006 tăng hơn so

với năm 2005 là 7.234.506 ngàn đồng, tương đương tăng 20,29%. Nguyên nhân sự thay đổi này là do:

Nợ phải trả (Công ty chỉ có nợ ngắn hạn) năm 2006 là 34.792.968 ngàn đồng so

với năm 2005 là 28.518.837 ngàn đồng thì tăng 6.274.13 ngàn đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng cả vay ngắn hạn, phải trả người bán, thuế và các khoản phải

nộp Nhà nước lẫn tăng khoản phải trả cho người lao động.

Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2006 là 8.089.050 ngàn đồng so với năm 2005 là 7.128.675 ngàn đồng tăng 960.375 ngàn đồng hay tăng 13,47%.

Nguyên nhân là do:

Vốn chủ sở hữu năm 2006 tăng 818.523 ngàn đồng tương đương tăng

11,89% vì tăng cả nguồn vốn kinh doanh của công ty lẫn các quỹ.

Nguồn kinh phí và quỹ khác năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 là 141.852 ngàn đồng hay tăng 48,29%. Nguyên nhân tăng là do tăng quỹ khen thưởng phúc lợi. Điều này chứng tỏ Công ty rất quan tâm đến đời sống vật chất

và tinh thần của cán bộ, công nhân viên.

Nhìn chung, tổng vốn kinh doanh của công ty năm 2006 tăng hơn so với

những năm trước, nhưng cơ cấu vốn thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ vốn vay. Đây là một đặc trưng của một doanh nghiệp thương mại, tận dụng công cụ nợ để đẩy đòn bẩy

tài chính lên cao, tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, công ty cần phải có những

biện pháp phòng ngừa những rủi ro về tài chính, nếu không thì chính công cụ nợ lại

cũng cần tăng dần vốn kinh doanh của mình bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, đó là một lợi thế cho công ty.

2.2.2.4 Lao động của công ty

Như chúng ta đã biết, muốn sản xuất ra của cải vật chất cần 3 yếu tố: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Trong đó, lao động là yếu tố quan trọng nhất, vì nếu không có lao động thì mọi hoạt động sản xuất bị đình trệ và chỉ có lao động mới

tạo ra được giá trị gia tăng cho sản phẩm. Tuy nhiên để mọi hoạt động sản xuất kinh

doanh có hiệu quả thì cần một tổ chức lao động tố ưu trong doanh nghiệp.

Cơ cấu lao động được coi là tối ưu khi lực lượng lao động đảm bảo đủ cả về số lượng lẫn chất lượng, giới tính, lứa tuổi. Đồng thời phải có sự phối hợp ăn ý, phải có

sự hợp tác của các bộ phận và các cá nhân với nhau trong doanh nghiệp.

Đối với Công ty cổ phần thương mại vật liệu – khí đốt Nha Trang, việc thực

hiện cơ chế chính sách quản lý rất thông thoáng, bố trí và sắp xếp nguồn lao động đúng người đúng việc, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề và cơ sở

lý luận cho cán bộ công nhân viên bằng nhiều hình thức khác nhau: mở lớp đào tạo

cán bộ, cử cán bộ đi học về lý luận, hàng năm cho nhân viên các phòng ban đi học

nghiệp vụ…

a) Đặc điểm cơ cấu lao động

Tình hình lao động của Công ty được thể hiện qua bảng sau đây:

BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY 3 NĂM 2004 - 2006

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Lao động Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Quản lý 16 23,88 16 24,62 14 21,88 Nhân viên 51 76,12 49 75,38 50 78,12 Tổng lao động 67 100 65 100 64 100 Nhn xét:

Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động của doanh nghiệp giảm qua 3 năm

nghiệp giảm đi, bộ máy lao động của doanh nghiệp đã được gọn lại, không còn cồng

kềnh như khi còn là doanh nghiệp nhà nước.

Bên cạnh đó ta cũng thấy số lượng và tỷ trọng quản lý đã giảm qua 3 năm

2004- 2006, số lượng quản lý đã giảm từ 16 vào năm 2004 chỉ còn 14 vào năm 2006.

Vậy từ khi Công ty chuyển sang Công ty Cổ phần thì bộ máy quản lý tinh giảm

và gọn nhẹ hơn trước điều này chứng tỏ trình độ quản lý của Hội đồng quản trị được

nâng cao. Thực tế cho thấy trình độ quản lý là nhân tố tổng hợp có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn và phát triển của một doanh nghiệp. Do đó vai trò của cán bộ quản lý

rất quan trọng đối với họat động sản xuất kinh doanh của Công ty, kết quả đạt được

của Công ty tùy thuộc vào sự nhanh nhạy của nhà quản lý nắm bắt được thời cơ và phán đoán được rủi ro.

b) Tình hình thu nhập của người lao động

Với cơ cấu quản trị gọn nhẹ tại Công ty Cổ phần thương mại vật liệu – khí đốt Nha Trang đảm bảo cho hoạt động kinh doanh trong năm đạt kết quả cao và hoàn thành mục tiêu đề ra. Từ đó đã tạo công ăn việc làm ổn định, tăng thu nhập và đảm

bảo đời sống vật chất cho người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động gia

tăng rõ rệt và được thể hiện qua bảng sau:

BẢNG 2.3: TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 3 NĂM 2004 -2006 ĐVT: ngàn đồng Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

+/- % +/- % Tổng quỹ lương 1.745.381 2.243.517 2.637.041 498.136 28,02 393.524 17,54 Tổng số LĐ (người) 67 65 64 -2 -2,99 -1 -1,54 Tiền lương bq/người/ tháng 2.171 2.876 3.434 705 32,5 557 19,38 Tổng tiền thưởng 965.575 1.022.951 1.315.425 57.376 5,94 292.474 28,59 Tổng thu nhập 2.710.956 3.266.468 3.952.466 555.512 20,49 685.998 21 Thu nhập bq/ người/ tháng 3.372 4.188 5.146 816 24,20 958 22,9

Nhận xét:

Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng quỹ lương của công ty tăng dần qua 3 năm

2004 – 2006, cụ thể:

Năm 2004 tổng quỹ lương của Công ty là 1.745.381 ngàn đồng, còn năm 2005

con số này là 2.243.517 ngàn đồng. Như vậy, tổng quỹ lương năm 2005 tăng 498.136

ngàn đồng so với năm 2004, tương đương tăng 28,02%. Đến năm 2006 thì tổng quỹ lương tăng lên 2.637.04 ngàn đồng tức là tăng hơn năm 2005 393.524 ngàn đồng tương đương tăng 17,54%. Tổng quỹ lương tăng lên làm cho tiền lương bình quân đầu người cũng tăng lên.

Không những thế, nhìn vào bảng số liệu ta cũng thấy tiền thưởng dành cho

người lao động cũng tăng lên đáng kể làm cho thu nhập của người lao động cũng tăng

theo. Cụ thể:

Năm 2004 tổng tiền thưởng của Công ty là 965.575 ngàn đồng, còn năm 2005

thì tổng tiền lương đã đạt 1.022.951 ngàn đồng, tăng 57.375.700 đồng hay tăng 5,94%

so với năm 2004. Đến năm 2006 thì tổng tiền thưởng của Công ty đã lên đến

1.315.425 ngàn đồng, tăng 292.474 ngàn đồng tương đương tăng 28,59% so với năm

2005. Tổng tiền thưởng của Công ty tăng lên làm cho tổng thu nhập và thu nhập bình

quân đầu người cũng tăng lên. Thu nhập bình quân/ người/ tháng đã tăng từ 3.372 ngàn đồng vào năm 2004 lên 4.188 ngàn đồng và lên cao nhất vào năm 2006 là 5.146

ngàn đồng.

Vậy, ta thấy tiền lương và mức thu nhập của người lao động có sự gia tăng. Công ty đã quan tâm hơn đến đời sống vật chất người lao động. Điều này sẽ tạo động

lực làm việc đối với người lao động.

Mức sống của người lao động không chỉ thể hiện qua sự tăng lên về tiền lương

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh và một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại vật liệu khí đốt nha trang (Trang 58 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)