a) Nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty
Môi trường kinh doanh đối với công ty có thể coi đây là nhân tố khách quan nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của hoạt dộng kinh doanh của doanh
nghiệp. Nếu môi trường kinh doanh thuận lợi thì sẽ tạo cơ hội thúc đẩy, nhưng nếu môi trường kinh doanh không thuận lợi sẽ gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của
Công ty.
2.2.1.1 Môi trường vĩ mô
a) Môi trường tự nhiên:
Công ty cổ phần thương mại vật liệu – khí đốt Nha Trang kinh doanh chủ yếu
là các loại vật liệu xây dựng, khí đốt nên yếu tố vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Tỉnh Khánh Hòa với đường bờ biển dài 300km và lượng hải sản chiếm tỷ trọng
lớn trong cả nướclà điều kiện để phát triển ngành khai thác và chế biến thủy sản.
Thực hiện nghị quyết của Chính phủ khuyến khích đánh bắt xa bờ, do đó tỉnh
Khánh Hòa đầu tư lớn cho vấn đề khai thác nguồn lợi thủy sản xa bờ. từ đó hình thành rất nhiều đội tàu đánh bắt xa bờ với công suất lớn, có năng thích nghi với ngư trường
xa, với khai thác trữ lượng lớn. Điều này giúp doanh thu tiêu thụ về xăng dầu tăng một cách đáng kể.
Ngoài ra, trong những năm gần đây nước ta thực hiện nâng cấp, xây dựng mới để hoàn thiện cơ sở hạ tầng và chương trình kiên cố hóa kênh mương thủy lợi ở hầu
hết các địa phương. Đặc biệt ở Khánh Hòa, qua chương trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng
của mình phấn đấu trong vài năm tới trỏ thành thành phố hạng I trực thuộc Trung
Ương nên có hàng loạt trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế, đường sá được nâng cấp và xây dựng mới; nhiều điểm du lịch, khách sạn lớn được hình thành nhất là Nha Trang
đang xây dựng khu du lịch Bãi Tiên với khu biệt thự cao cấp tại đường Phạm Văn Đồng sẽ trở thành khu du lịch lớn trong tỉnh. Vì vậy, mà nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh luôn gia tăng đây là một điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển với
b) Môi trường văn hóa - xã hội:
Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự đoán thu nhập bình
quân đầu người của nước ta là 820 USD vào năm 2007. Khi mức sống người dân được
nâng cao, họ có nhu cầu về mua xe mô tô và ô tô. Do đó, lượng xăng dầu được tiêu thụ ngày càng tăng một cách đáng kể.
Ngoài ra, nhu cầu xây dựng nhà của người dân ngày càng tăng, đặc biệt là nhu cầu xây biệt thự trong thời gian gần đây nên lượng xi măng bán ra tăng hơn nhiều.
c)Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội:
Đây là môi trường khách quan tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, nếu điều kiện kinh tế của địa phương nói riêng và điều kiện kinh tế của cả nước nói chung phát triển cũng sẽ làm động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp cũng phát triển theo.
Trong những năm gần đây, đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường
không còn chế độ bao cấp như trước. Doanh nghiệp quốc doanh không còn được ưu đãi hơn doanh ngiệp ngoài quốc doanh, mà Nhà nước ta đã tạo ra một cơ chế bình
đẳng, tạo một “sân chơi “bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nền kinh tế nước ta trong những năm qua đảm bảo cho mọi người sản xuất kinh doanh có mội môi trường kinh doanh thuận lợi.
So với những năm đầu đất nước đổi mới thì ngày nay thế và lực của nước ta đã lớn
mạnh lên nhiều nhưng bên cạnh cơ hội lớn, chúng ta cũng đối mặt với những thách
thức lớn. trong thời gian qua tình hình diễn biến của thế giới rất phức tạp, nhiều cuộc
khủng bố xảy ra, nhất là khu vực Trung Đông làm cho nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng trì trệ, đặc biệt là làm giá xăng dầu tăng lên cao. Điều đó gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh xăng dầu của doanh nghiệp.
Từ khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, dưới sự điều tiết của Nhà nước, nước ta đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách, một môi trường pháp lý thông thoáng và đồng bộ đã tạo điều
ta đã thực hiện cam kết trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), thực hiện Hiệp định Thương mại song phương với Mỹ, đặc biệt nước ta vừa gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đây là điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập
khẩu cũng như thu hút đầu tư của ta. Bên cạnh đó, Nhà nước ta còn thi hành nhất quán các chính sách theo hướng ổn định nền kinh tế vĩ mô thông qua các công cụ pháp lý:
khống chế lạm phát ở tỷ lệ hợp lý, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những đột biến xấu theo hướng có lợi cho ta.
Với hệ thống pháp luật đồng bộ và đầy đủ như: Luật doanh nghiệp, Luật lao động, Luật bảo vệ bản quyền và sở hữu trí tuệ, Luật đầu tư nước ngoài, … ban hành trong thời gian qua đã đi vào thực tế và tạo một môi trường pháp lý thuận lợi cho việc
phát triển sản xuất kinh doanh của mọi thành kinh tế.
Ngoài ra, Nhà nước ta có chủ trương triển khai tích cực và vững chắc việc cổ
phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Việc này làm thay đổi cơ chế chính sách của Nhà
nước tạo ra một hướng phát triển mới cho các doanh nghiệp. Công ty cổ phần thương
mại vật liệu và khí đốt Nha Trang có rất nhiều thuận lợi nhờ cơ chế chính sách của Nhà nước và của địa phương luôn được khuyến khích và ưu đãi tạo mọi điều kiện để
công ty hoàn thành tốt mọi hoạt động kinh doanh đề ra.
2.2.1.2 Môi trường vi mô
Môi trường vi mô của doanh nghiệp được thể hiện qua mô hình 5 lực của
M.E.Porter: Doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh hiện tại Quyền lực nhà cung cấp Sức ép của khách hàng Đối thủ tiềm ẩn Sản phẩm, dịch vụ thay thế
a) Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Nếu đối thủ cạnh tranh hiện tại càng yếu, Công ty có cơ hội tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường, bán được nhiều hàng hơn và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay mọi công ty
muốn tồn tại và đứng vững trong thương trường cạnh tranh thì phải nắm vững điểm
mạnh và những điểm yếu của đối thủ, thông qua đây mà có những hành động cụ thể,
kịp thời.
Đối thủ cạnh tranh hiện tại của Công ty cổ phần thương mại vật liêu và khí đốt
Nha Trang là các doanh nghiệp, cửa hàng mua bán vật liệu, khí đốt trên thành phố Nha
Trang. Cụ thể là công ty xăng dầu Phú Khánh, công ty xi măng Hòn Khói, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu như DNTN xăng dầu Vĩnh Hải, DNTN xăng dầu Vĩnh Phước, cây xăng Mã Vòng, cây xăng Vĩnh Thọ…, các đại lý của công ty xi măng Chinfon, công ty xi măng Phúc Sơn…
b) Khách hàng:
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia và hoạt động sản xuất kinh doanh hay
dịch vụ thì yếu tố khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Vì vậy, các công ty triểm khai chương trình cụ thể nhằm tăng cường lòng tin của khách hàng. Mặt khác, công ty luôn coi yếu tố trọng tâm là duy trì và giữ được
khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới, điều này giúp hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp được liên tục, mở rộng qui mô và đạt được kết quả cao trong kinh
doanh.
Công ty Cổ phần thương mại vật liệu – khí đốt Nha Trang rất chú trọng việc
thu hút khách hàng. Trong thời gian qua công ty không ngừng đưa ra những kế hoạch,
chính sách cụ thể để thu hút khách hàng mới và giữ khách hàng cũ, luôn tạo hình ảnh đẹp về công ty để tăng cường niềm tin đối với khách hàng.
c) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các công ty hiện tại chưa tham gia vào ngành nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành. Đây là đe dọa cho
liệt hơn, thị trường và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị trí của công ty trong ngành sẽ thay đổi.
Công ty phải nhận diện ra các đối thủ cạnh tranh có khả năng tham gia vào thì
trường như các công ty có thể là đại lý cho các nhà cung cấp của công ty như các công ty có xu hướng đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng về thị trường tiêu thụ… tất cả đều có
thể là đối thủ của Công ty trong tương lai.
d) Nhà cung ứng:
Những nhà cung ứng được xem là một đe dọa khi họ tăng giá đầu vào. Qua đó
làm giảm lợi nhuận của của công ty.
Hiện nay, công ty có một số nhà cung ứng như Công ty xăng dầu Phú Khánh,
công ty dầu khí Vũng Tàu, công ty xi măng Chinfon, công ty xi măng Phúc Sơn, công
ty thép Miền Nam, công ty liên doanh thép Việt – Úc, công ty thép Việt (TP Hồ Chí
Minh), nhựa đường nhập khẩu từ Singapore …
Ngoài ra, các nhà cung cấp sẽ gây đe dọa cho doanh nghiệp khi họ thực hiện
chiến lược hội nhập dọc thuận chiều. Nhà cung cấp sẽ mở một hệ thống phân phối
cạnh tranh với doanh nghiệp. Ví dụ như công ty xăng dầu Phú Khánh vừa cung cấp xăng dầu cho công ty vừa mở những của hàng bán xăng lớn cạnh tranh với công ty, do đó công ty này vừa là nhà cung cấp vừa là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây
cũng là một nguy cơ rất lớn của doanh nghiệp.
e) Sản phẩm thay thế:
Hiện nay, các sản phẩm thay thế sản phẩm của Công ty như năng lượng mặt
trời, năng lượng gió, năng lượng điện… Các nhiên liệu này ngày phổ biến và sử dụng
rộng rãi trong đời sống của người dân. Ngày nay, có một số sản phẩm sử dụng các
nhiên liệu thay thế này như xe đạp điện, xe máy điện, xe máy chạy bằng gas, xe chạy
bằng năng lượng mặt trời…
2.2.2 Năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty
2.2.2.3 Tình hình vốn của doanh nghiệp
BẢNG 2.1: SỰ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM 2004 – 2006
ĐVT: ngàn đồng
Chênh lệch Chênh lệch
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
+/- % +/- % I.TSNH 34.573.782 31.704.782 38.958.754 - 2.869.000 -8,30 7.253.972 22,88 Tiền 299.604 364.616 3.122.616 65.012 21,70 2.758.000 756,41 Các khoản ĐTNH - - - - - - - Các khoản phải thu ngắn hạn 30.449.911 27.452.720 27.152.261 - 2.997.191 -9,84 -300.459 -1,09 Hàng tồn kho 3.812.292 3.854.523 8.683.877 42.231 1,11 4.829.354 125,29 TSNH khác 11.975 32.923 - 20.948 174,93 -32.923 -100,00 II.TSDH 3.298.721 3.942.730 3.923.264 644.009 19,52 -19.466 -0,49 TSCĐ 3.298.721 3.942.730 3.923.264 644.009 19,52 -19.466 -0,49 Bất động sản đầu tư - - - - - - - Các khoản phải thu dài hạn - - - - - - - TSDH khác - - - - - - - TỔNG TÀI SẢN 37.872.503 35.647.512 42.882.018 - 2.224.991 -5,87 7.234.506 20,29 I.NỢ PHẢI TRẢ 31.600.039 28.518.837 34.792.968 - 3.081.202 -9,75 6.274.131 22,00 Nợ ngắn hạn 31.600.039 28.518.837 34.792.968 - 3.081.202 -9,75 6.274.131 22,00 Nợ dài hạn - - - - - - - II.NGUỒN VỐN CSH 6.272.464 7.128.675 8.089.050 856.211 13,65 960.375 13,47 Vốn CSH 5.991.317 6.834.919 7.653.442 843.602 14,08 818.523 11,98 Nguồn KP và quỹ khác 281.147 293.756 435.608 12.609 4,48 141.852 48,29 TỔNG NGUỒN VỐN 37.872.503 35.647.512 42.882.018 - 2.224.991 -5,87 7.234.506 20,29
Nhận xét:
TÀI SẢN:
Nhìn vào bảng tài sản ta thấy từ năm 2004 – 2006 tài sản của doanh nghiệp
nhìn chung tăng, tuy vào năm 2005 tổng tài sản của doanh nghiệp giảm 2.224.991 ngàn đồng so với năm 2004. Điều này cho thấy qui mô của doanh nghiệp ngày càng
tăng, cụ thể:
Năm 2004 tổng tài sản của công ty là 37.827.503 ngàn đồng, năm 2005 thì tổng
tài sản của công ty là 35.647.512 ngàn đồng tương đương giảm 2.224.991 ngàn đồng.
Nguyên nhân của sự giảm này là do:
Tài sản ngắn hạn của năm 2004 là 34.573.782 ngàn đồng và năm 2005 là
31.704.785 ngàn đồng, giảm 2.868.997 ngàn đồng tương đương giảm 8,30 %, cụ
thể:
Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty năm 2004 là 299.604 ngàn
đồng còn năm 2005 con số này là 364.616 ngàn đồng. Như vậy so với năm
2004 thì tiền của công ty năm 2005 tăng lên một khoản 65.012 ngàn đồng, tương đương tăng 21,70 %. Việc giữ nhiều tiền hơn giúp cho công ty có khả năng thanh toán nhanh chóng các khoản nợ đến hạn như phục vụ cho việc trả
tiền hàng hóa và trả lương cho công nhân viên, trong đó quan trọng nhất là việc
trả tiền hàng hóa cho nhà cung cấp. Vì, để tăng sự tín nhiệm của nhà cung cấp đối với Công ty và có hàng hóa kịp thời cho việc bán hàng. Tuy nhiên, Công ty cần xác định lượng tiền hợp lý để dự trữ, vì nếu giữ tiền nhiều quá sẽ gây ứ đọng vốn, không phát huy được khả năng sinh lời của đồng vốn
Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty năm 2004 là 30.449.911 ngàn
đồng sang năm 2005 thì con số này là 27.452.710 ngàn đồng. Như vậy, so với năm 2004 thì các khoản phải thu năm 2005 giảm 2.997.201 ngàn đồng, tương đương giảm 9,84%. Điều này cho thấy Công ty rất thuận lợi trong việc thu hồi
công nợ của khách hàng, khách hàng đã không chiếm dụng nhiều vốn của
doanh nghiệp. Công ty đã thực hiện tốt công tác thanh toán.
Giá trị hàng tồn kho của công ty qua 2 năm 2004 – 2005 lần lượt là 3.812.292 ngàn đồng và 3.854.523 ngàn đồng. Như vậy, so với năm 2004 thì
lượng hàng tồn kho của năm 2005 tăng lên một khoản 42.231 ngàn đồng tương đương tăng 1,11%. Việc tăng lượng hàng tồn kho ở đây chưa thể hiện được
doanh nghiệp bị ứ đọng vốn mà còn phải xét đến kết quả kinh doanh của công ty như thế nào. Nếu công ty kinh doanh có hiệu quả thì việc tăng hàng tồn kho
là hợp lý để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, còn nếu Công ty kinh
doanh không hiệu quả thì việc tăng lượng hàng tồn kho là không tốt vì sẽ làm ứ đọng vốn của doanh nghiệp
Tài sản ngắn hạn khác của Công ty năm 2005 so với năm 2004 tăng 20.948
ngàn đồng, tương đương tăng 174.93%.
Tài sản dài hạn năm 2004 là 3.298.721 ngàn đồng trong khi đó năm 2005 là
3.942.730 ngàn đồng, tứclà tăng 644.009 ngàn đồng tương đương tăng 19,52%. Sự thay đổi này chủ yếu là do tài sản cố định của công ty tăng. Điều này chứng tỏ công ty đã chú trọng đầu tư vào nhà kho và các quầy bán hàng ngày càng cao.
Nhìn chung, tài sản năm 2005 so với năm 2004 là giảm chủ yếu là vì các khoản phải thu giảm còn các tài sản khác tăng không đáng kể. Điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện công tác thu hồi công nợ năm 2005 tốt hơn năm 2004.
Năm 2006, tổng tài sản của công ty là 42.882.968 ngàn đồng so với năm 2005 là 35.647.512 ngàn đồng thì tổng tài sản của công ty tăng 7.234.506 ngàn đồng, tương đương tăng 20,29%. Có được sự thay đổi này là do:
Tài sản ngắn hạn của công ty tăng so với năm 2005 là 7.253.969 ngàn đồng tương đương tăng 22,88 %. Cụ thể là:
Tiền năm 2006 tăng 2.758.000 ngàn đồng tương đương tăng 756,41% so với năm 2005. Điều này thể hiện khả năng thanh toán nhanh của Công ty tăng hơn nhiều so với năm 2005. Tuy nhiên, lượng tiền dự trữ của công ty quá lớn
khiến Công ty bị ứ đọng vốn.