Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh và một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại vật liệu khí đốt nha trang (Trang 32 - 38)

a) Nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

1.3.2.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

a) Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn

Phân tích kết cấu tài sản

Phân tích kết cấu tài sản là đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành nên tài sản nhằm có những biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả và hợp lý trong quá

trình sản xuất kinh doanh. Tài sản của doanh nghiệp được chia thành hai loại:

Tài sản ngắn hạn

Trong xu hướng của các doanh nghiệp hiện nay là tăng số tuyệt đối tài sản lưu động và giảm tỷ trọng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Xét về khía cạnh tài chính thì điều này thể hiện mức độ tiết kiệm vốn lưu động. Tuy nhiên, để đánh giá hợp lý sự

biến động cần kết hợp so sánh tỷ trọng tài sản lưu động trong tổng tài sản, kết hợp sự

phân tích tình hình biến động của các bộ phận hợp thành trong tài sản lưu động.

Vốn bằng tiền: xu thế chung là giảm tỷ trọng và số tuyệt đối trong

nền kinh tế là tích cực vì doanh nghiệp đã đưa vốn vào sản xuất kinh doanh. Tuy

vậy vẫn phải dự trữ hợp lý lượng tiền mặt đủ đảm bảo khả năng thanh toán các

khoản nợ đến hạn và các khoản chi phí khác trong sản xuất.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: chỉ xảy ra khi nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất còn thừa.

Các khoản phải thu: khoản này càng ít càng tốt, vì như thế doanh

nghiệp đã tăng nhanh vòng quay của vốn, từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn. Tuy

nhiên, doanh nghiệp cần xác định các khoản phải thu hợp lý, nếu quá ít chứng tỏ

chính sách bán hàng của doanh nghiệp quá chặt khách hàng sẽ hạn chế mua hàng của công ty, nhất là đối với các khách hàng lớn.

Hàng tồn kho: có sự biến động là do:

 Giá trị hàng tồn kho tăng do mở rộng quy mô sản xuất, nhiệm vụ

sản xuất tăng trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện tốt công tác dự trữ

nguyên liệu trong sản xuất.

 Giá trị hàng tồn kho tăng do chi phí sản xuất tăng, hay không tiêu thụ được sản phẩm dẫn đến ứ đọng vốn trong kinh doanh là không tốt.

 Giá trị hàng tồn kho giảm do thiếu vốn lưu động phục vụ cho sản

xuất là không tốt

Tài sản dài hạn

Để cạnh tranh trong môi trường kinh doanh khốc liệt hiện nay, các doanh nghiệp phải không ngừng tăng cường về giá trị tài sản dài hạn cả về số tuyệt đối lẫn tỷ

trọng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp còn phải

xem xét loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu công ty là một doanh nghiệp sản

xuất thì tỷ trọng tài sản cố định chiếm một lượng lớn, còn khi công ty là một doanh

nghiệp thương mại, dịch vụ thì tỷ trọng tài sản lưu động mới chiếm một phần đáng kể.

Ngoài ra, cần phải xem xét mối tương quan với các bộ phận khác để tránh tình trạng

doanh nghiệp phân bổ tài sản một cách không hợp lý dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, gây khó khăn về mặt tài chính và dẫn đến phá sản.

Tài sản cố định: được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp. Tài sản cố định biểu hiện quy mô của doanh nghiệp và tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nên cần được chú ý về việc tăng một cách

hợp lý về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng tài sản.

Các khoản đầu tư dài hạn: không nên chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng

tài sản. Vì như vậy chứng tỏ doanh nghiệp ít quan tâm nhiều đến hoạt động sản

Các khoản đầu tư xây dựng cơ bản: khoản này nên giảm xuống về tỷ

trọng để tránh tình trạng ứ đọng vốn và các công trình phải hoàn thành nhanh

chóng để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phân tích kết cấu nguồn vốn

Nợ phải trả

Phản ánh nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp

cần phải thanh toán khi đến hạn.

Khoản đi vay là: khoản vốn mà doanh nghiệp đi vay của ngân hàng, các công ty tài chính … và doanh nghiệp phải chịu một khoản chi phí nhất định.nguồn vay này tất

yếu sẽ phát sinh trong quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp.

Trường hợp vốn vay tăng : là do doanh nghiệp mở rộng quy mô và nhiệm vụ

sản xuất, sử dụng vốn không hợp lý, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn quá nhiều nên không có vốn để tái sản suất dẫn đến tình trạng khó khăn về tài chính.

Trường hợp vốn vay giảm :là do doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, doanh

nghiệp có các nguồn vốn khác tăng hay doanh nghiệp tiết kiệm được vốn trong qua

trình sản xuất.

Nguồn vốn chủ sở hữu

Đây là nguồn vốn cơ bản trong doanh nghiệp, cho thấy việc tự chủ về vốn của

doanh nghiệp. Nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu bao gồm: nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn quỹ.

Nếu nguồn vốn chủ sở hữu tăng trong tổng nguồn vốn thì tình hình tài chính của doanh nghiệp được đánh giá là tốt, biểu hiện hoạt động sản xuất tăng về quy mô.

Nếu nguồn vốn chủ sở hữu giảm thì cho thấy doanh nghiệp đang thu hẹp quy

mô sản xuất, điều này được đánh giá là xu hướng không tốt.

Nếu nguồn vốn chủ sở hữu tăng về số tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng trong

tổng nguồn vốn thì như vậy thể hiện tốc độ tăng của các khoản phải trả tăng nhanh

b) Phân tích các tỷ số thanh toán

Hệ số thanh toán hiện hành

Tài sản ngắn hạn

Hệ số thanh toán hiện hành =

Nợ ngắn hạn

Tỷ số này cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền

mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tỷ số này đánh giá khả năng trả nợ

của công ty.

Nếu tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 thì kết luận khả năng thanh

toán của công ty rất thấp, doanh nghiệp không có đủ tài sản để đảm bảo chi trả nợ

vay.

Nếu tỷ số thanh toán hiện hành lớn hơn 1 thì có thể kết luận khả năng

thanh toán của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động để đảm

bảo nợ vay.

Tuy nhiên, do đặc điểm ngành sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến việc duy

trì tỷ số thanh khoản hiện thời nên ngoài việc so sánh với 1, chúng ta còn phải so sánh

với tỷ số thanh khoản bình quân của ngành để có thể hiểu kỹ thêm về khả năng thanh

toán hiện hành của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán nhanh

Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu

Hệ số thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh là hệ số thể hiện mối quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nó là một tiêu chuẩn để đánh giá khắc khe đối với khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn

hạn so với khả năng thanh toán hiện hành. Yêu cầu của chỉ tiêu khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán tức thời

Tiền + tương đương tiền

Hệ số thanh toán tức thời =

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán tức thời (ngay lúc phát sinh nhu cầu

vốn) đối với các khoản nợ đến hạn trả. Thông thường chỉ tiêu này dao động từ 0,5 –

0,8 được đánh giá là tốt nhất. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1 khẳng định doanh

nghiệp có khả năng chi trả công nợ, nhưng doanh nghiệp đang giữ quá nhiều tiền, gây ứ đọng vốn, do đó hiệu quả sử dụng vốn không cao. Nếu tỷ số này dưới 0,1 thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và thanh toán công nợ đến hạn, vì vậy doanh nghiệp phải có hướng để tăng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn.

Hệ số thanh toán lãi vay

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Hệ số thanh toán lãi vay =

Lãi vay phải trả

Lãi vay phải trả bao gồm tiền lãi cho các khoản vay ngắn và dài hạn kể cả lãi do phát hành trái phiếu. hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay và mức độ an toàn có thể đối với nhà cung cấp tín dụng và đây cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng

vốn vay của doanh nghiệp. hệ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn vay càng tốt.

nếu hệ số số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả và không có khả năng thanh toán lãi vay trong năm đó.

c) Phân tích các tỷ số hoạt động

Hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho =

Trong đó: Tồn kho đầu kỳ + tồn kho cuối kỳ

Hàng tồn kho bình quân =

2

Vòng quay hàng tồn kho càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu

quả, giảm được vốn đầu tư dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơ hàng tồn kho của doanh nghiệp trở thành hàng ứ đọng.

Nếu vòng quay vốn hàng tồn kho quá cao, dẫn đến khả năng doanh nghiệp không đủ hàng hóa thỏa mãn nhu cầu bán hàng, làm cho doanh nghiệp mất khách hàng. Ngược lại, hàng tồn kho của doanh nghiệp dự trữ quá mức cần thiết gây ứ đọng

vốn, hoặc hàng hóa không phù hợp với nhu cầu thị trường, tiêu thụ chậm… gây lãng phí vốn, chi phí sử dụng vốn cao do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của

doanh nghiệp.

Một chỉ tiêu khác phản ánh mức độ hoạt động của hàng tồn kho là kỳ luân

chuyển hàng tồn kho.

Số ngày trong kỳ(360)

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho =

Số vòng quay hàng tồn kho

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho là số ngày cần thiết để hàng tồn kho quay được

một vòng hay nói cách khác để hàng tồn kho quay được một vòng thì phải cần thời

gian bình quân là bao nhiêu ngày. Nếu số ngày luân chuyển càng lớn thì việc quay

vòng hàng tồn kho chậm, điều này cũng đồng nghĩa với việc sự trữ nguyên, nhiên vật

liệu quá mức hoặc hàng hóa trong doanh nghiệp tồn kho quá nhiều và ngược lại.

Các khoản phải thu

Số vòng quay Doanh thu thuần

các khoản phải thu Các khoản phải thu bình quân

Trong đó:

Các khoản Phải thu đầu kỳ + Phải thu cuối kỳ

Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc

thu hồi công nợ. Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu càng cao thì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng nàu quá cao sẽ không tốt vì ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ.

Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền Số ngày trong kỳ

bình quân Số vòng quay các khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân là số ngày cần thiết bình quân để thu hồi các khoản phải

thu trong kỳ, hay nói cách khác chỉ tiêu này cho thấy để thu được các khoản phải thu

cần một thời gianh bình quân là bao nhiêu.

Nếu số ngày càng lớn thì việc thu hồi các khoản phải thu chậm và ngược lại.

Tuy nhiên, kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa có thể kết

luận chắc chắn mà phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như

mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của doanh nghiệp… Mặt khác vì kỹ

thuật tính toán đã che dấu đi các khuyết tật trong việc quản trị các khoản phải thu nên phải phân tích kỹ hơn chỉ tiêu này

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh và một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại vật liệu khí đốt nha trang (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)