a) Nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp
2.1.2.3 Quyền hạn
Công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn do các cổ đông đóng góp, đất đai và tài
nguyên được sử dụng và các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty.
Công ty được chủ động lựa chọn ngành nghề kinh doanh được Nhà nước cho
phép; kinh doanh nhhững ngành nghề khác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ
sung. Tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng với khách hàng
trong và ngoài nước; trực tiếp xuất khẩu theo yêu cầu hoạt động kinh doanh của công
ty và phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật.
Đầu tư , liên doanh, liên kết góp vốn cổ phần, mua một phần hay toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của với mục đích phát triển sản xuất kinh
doanh.
Công ty chủ động trong việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như phát
hành cổ phiếu, trái phiếu, từ các nguồn khác.
Tự đưa ra kế hoạch kinh doanh của mình, củng cố duy trì thị trường đã có và nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh đảm bảo đáp
ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng thực hiện phương án kinh doanh có hiệu quả.
Chủ động trong việc áp dụng phương thức quản lý khoa học hiện đại để nâng
cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
Chủ động trong việc tuyển dụng nhân viên, cũng như thôi việc khi vi phạm điều lệ công ty. Bên cạnh đó việc quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên thực hiện
quyền tự chủ trực thuộc nhằm khai thác năng lực của người lao động.
Chủ động trong việc trả lương cho cán bộ công nhân viên, ngoài lương cơ bản
của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh thần của người lao động.
Quyết định sử dụng và phân phối lợi nhuận còn lại cho các cổ đông sau khi đã làm nghĩa vụ đối với Nhà nước, lập và sử dụng các quỹ theo quy định của Nhà nước
và Nghị quyết của Đại hội cổ đông.
Công ty được các chế độ ưu đãi khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước sang công
ty cổ phần theo quy định của Nhà nước.