Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động sống

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh và một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại vật liệu khí đốt nha trang (Trang 25 - 28)

a) Nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

1.3.2.1.Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động sống

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng lao động có trong doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng, mà cụ thể là số lượng lao động và trình độ sử

dụng lao động. bao gồm các chỉ tiêu sau:

a) Chỉ tiêu năng suất lao động

Chỉ tiêu năng suất lao động phản ánh trong một đơn vị thời gian một lao động

sản xuất ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng

tổng hợp biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh.

Công thức tính năng suất lao động bình quân (W) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ

W =

Trong các chỉ tiêu về số lượng thì chỉ tiêu doanh thu có ưu điểm hơn cả bởi nó

thể hiện hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó thường sử dụng

chỉ tiêu doanh thu để tính năng suất lao động bình quân của công nhân viên. Khi năng

suất lao động ngày càng cao hay hao phí lao động càng thấp thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao.

b) Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân trên một lao động

Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm thặng dư do sản xuất kinh doanh

mang lại. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả kinh doanh của

các mặt về số lượng và chất lượng của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi

nhuận là nguồn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và từng đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên ngân sách Nhà nước

thông qua việc đánh thuế, ngoài ra lợi nhuận còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác

dụng khuyến khích người lao động của các đơn vị ra sức sản xuất, nâng cao hiệu quả

kinh doanh của mình. Lợi nhuân là chỉ tiêu phản ánh chính xác kết quả sản xuất kinh

doanh của từng đơn vị. Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng có nhược điểm là tác động của lợi

nhuận không chỉ đơn thuần là do tăng năng suất lao động bình quân một công nhân mà bao gồm cả yếu tố giảm chi phí, tiết kiệm nguyên liệu, tăng giá tiêu thụ sản phẩm.

Công thức tính lợi nhuận bình quân cho một lao động (P) Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

P =

Số lao động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một lao động làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong

kỳ. Nếu chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng lao động càng có hiệu

quả

c) Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí tiền lương

Chỉ tiêu này biểu hiện mối quan hệ chi phí tiền lương chi ra với kết quả đạt được trong kỳ. Nó phản ánh kết quả của chi phí lợi nhuận sống so với doanh thu của

Doanh thu tiêu thụ trong kỳ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DT trên một đồng chi phí tiền lương =

Tổng chi phí tiền lương

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí chi ra cho tiền lương sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu quả sử dụng chi phí sức lao động càng lớn khi doanh thu càng tăng hoặc chi phí tiền lương giảm hay cả doanh thu và chi phí cùng tăng nhưng

tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí tiền lương.

d) Sức sinh lời của một đồng chi phí tiền lương

Biểu hiện hiệu quả lao động sống theo góc độ chất lượng của hao phí lao động đã bỏ ra và trong chi phí tiền lương đã có tính đến trình độ thành thạo của công nhân

viên, mức độ phức tạp của công việc.

Lợi nhuận sau thuế

Sức sinh lời của một đồng tiền lương =

Tổng chi phí tiền lương trong kỳ

Chỉ tiêu này có nghĩa là cứ một đồng chi phí tiền lương thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng chi phí sức lao động càng lớn khi lợi nhuận càng tăng hoặc chi phí tiền lương càng giảm. Tuy nhiên giảm chi phí tiền lương là phương án không được khuyến khích vì tiền lương là đòn bẩy để kích thích người lao động làm việc. Ngoài ra, chỉ tiêu này càng tăng ngay khi tốc độ tăng của tiền lương

nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận.

e) Mối quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương bình quân của công nhân

Đây là biểu hiện mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất và tốc độ tăng tiền lương. Hiệu quả kinh tế được nâng cao khi tốc độ tăng năng suất bình quân cao hơn

tốc độ tăng tiền lương bình quân. Quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động bình quân và tiền lương bình quân được đánh giá là tích cực khi tốc tăng năng suất cao hơn

tốc độ tăng của tiền lương bình quân bởi vì có như vậy mới đảm bảo việc tái sản xuất

và nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên. Đồng thời cũng là điều kiện cần

Công thức xác định mối quan hệ này là: TL1 TL0 I = W1 W0 Trong đó:

TL1: Tiền lương bình quân một công nhân kỳ kế hoạch

TL0: tiền lương bình quân một công nhân kỳ báo cáo

W1 : Năng suất lao động bình quân một công nhân kỳ kế hoạch

W0 : Năng suất lao động bình quân một công nhân kỳ báo cáo

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh và một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại vật liệu khí đốt nha trang (Trang 25 - 28)