a) Nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp
1.4.1 Những đặc trưng cơ bản về ngành thương mại trong nền kinh tế thị trường
Thương mại (hoạt động mua bán) theo giá cả thị trường. Giá cả thị trường được hình thành trên cơ sở giá trị thị trường, nó là giá trị trung bình và là giá trị cá biệt
của những hàng hóa chiếm phần lớn trên thị trường. Mua bán theo giá thị trường tạo ra động lực để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội để các doanh nghiệp phát triển.
Tự do lưu thông hàng hóa trên thị trường theo luật kinh tế và theo pháp luật.
Sản xuất tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng nhưng những sản phẩm này được
cho sản xuất phù hợp với những biến đổi không ngừng của thị trường trong và ngoài
nước, với những tiến bộ kỹ thuật thay đổi chóng mặt như hiện nay. Đồng thời, vì sản
xuất phải phù hợp với nhu cầu thay đổi thường xuyên của thị trường mà sản xuất được
kích thích phát triển. Tự do thương mại làm cho lưu thông hàng hóa nhanh chóng,
thông suốt là điều kiện nhất thiết phải có để phát triển thương mại và kinh tế hàng hóa.
Thương mại nhiều thành phần và cạnh tranh là môi trường để phát triển thương mại, sản xuất hàng hóa nhiều thành phần thì thương mại tất yếu cũng phát triển
nhiều thành phần và cạnh tranh là môi trường của thương mại.
Thương mại chịu sự quản lý của nhà nước. Nhà nước thống nhất quản lý thương mại bằng pháp luật, chính sách, chiến lược quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại. Nhà nước điều tiết các hoạt động này bằng các biện pháp kinh tế và các công cụ giá cả, tài chính tín dụng.
Tất cả các mối quan hệ kinh tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ đều được
tiền tệ hóa và được thiết lập một cách hợp lý theo định hướng kế hoạch của Nhà nước,
tuân theo các quy luật của lưu thông hàng hóa và của kinh tế thị trường.