Chính sách phân phố

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH và lập CHIẾN lược MARKETING CHO DÒNG sản PHẨM sữa nước của CÔNG TY cổ PHẦN GIỐNG bò sữa mộc CHÂU (Trang 50 - 52)

Kênh phân phối:

Kênh D: NSX-Đại lý- Nhà bán buôn-Nhà Bán lẻ - KH

Tại Hà Nội:19 đại lý quận Hoàn Kiếm, 15 đại lý quận Hai Bà Trưng, 7 đại lý quận Tây Hồ, 17 đại lý quận Hoàng Mai, 40 đại lý quận Đống Đa, 7 đại lý quận Ba Đình, 24 đại lý quận Cầu Giấy,24 đại lý quận Thanh Xuân, 8 đại lý quận Từ Liêm 15 đại lý ở các tỉnh thành khác: đại lý Thái Bình, Việt Trì, Cẩm Phả, Hạ Long, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Việt Trì, Yên Bái. Tại một số tỉnh có 2 đại lý.10

Hiện tại sản phẩm sữa Mộc Châu đã chiếm lĩnh thị trường sữa tại 34 tỉnh, thành trong nước, hệ thống phân phối sản phẩm của Mộc Châu có khoảng gần 100.000 điểm bán hàng trên hệ thống toàn quốc. Công ty chủ trương phân phối rộng rãi và không hạn chế ngặt nghèo về các điều kiện của đại lý. Bởi vì đây là các mặt hàng bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng nên càng mở rộng hệ thống phân phối thì sản phẩm càng được phổ biến. Thường đối với đại lý, tùy thuộc vào vị trí, địa điểm bán hàng mà công ty quy định doanh số và thưởng cho đại lý theo quý, theo tháng. Hệ thống đại lý của công ty đã mở rộng và phủ khắp hầu hết các tỉnh miền Bắc, trung bình mỗi tỉnh đều có một hoặc hai đại lý chính thức. Hơn thế nữa, tại mỗi tỉnh đều có nhân viên tiếp thị cắm chốt tại địa bàn, người này ngoài

lương chính còn được thưởng theo doanh số bán hàng của các đại lý. Điều đó đã khuyến khích nhân viên mở rộng thêm đại lý nhỏ, bán lẻ, đưa thương hiệu của công ty len lỏi khắp mọi ngõ ngách. Điều đặt biệt là công ty hầu như chưa mở rộng các đại lý ở các tỉnh miền Nam.

Có thể nói hệ thống đại lý là một trong những lợi thế của Mộc Châu trước các đối thủ cạnh tranh; tuy nhiên việc quản lý tốt các đại lý này đặc biệt tại các tỉnh nhỏ vùng sâu vùng xa lại đặt ra một thách thức rất lớn đối với Mộc Châu. Thực tế, không chỉ ở thành phố mà sản phẩm của Mộc Châu còn có mặt ở tận những vùng quê của các tỉnh lẻ và đa phần được bán trong cửa hàng tạp hoá. Nhiều cửa hàng ở nông thôn không có máy lạnh hoặc thiết bị làm lạnh cũng rất hạn chế. Như vậy, từ khâu vận chuyển cho đến bảo quản sữa Mộc Châu không được đảm bảo, thế nhưng lại không có 1 phương án nào mới hơn để thay đổi hiện trạng, điều đó ảnh hưởng rất nhiều uy tín và lòng tin của khách hàng vào nhà sản xuất.

Hình thức tổ chức kênh phân phối:

Hệ thống VMS hợp đồng theo dạng chuỗi tình nguyện được nhà bán buôn bảo đảm. Dựa trên quan hệ hợp đồng, các nhà bán buôn cung ứng hàng cho nhà bán lẻ độc lập nhằm tiêu chuẩn hóa và phối hợp hoạt động mua, chương trình trưng bày và quản lý kho, đạt hiệu quả kinh tế theo quy mô và giảm giá theo số lượng mua để cạnh tranh với doanh nghiệp bán lẻ lớn.

So sánh với TH True Milk:

TH True Milk phân phối sản phẩm rộng khắp trên cả 3 miền Bắc Trung Nam trong khi Mộc Châu mới chỉ tập trung chủ yếu ở miền Bắc. TH True Milk chú trọng phát triển hoạt động bán hàng trực tuyến trong tương lai qua website:

www.thmilk.vn trong khi Mộc Châu chưa nghĩ đến.

Tuy nhiên, tổ chức kênh phân phối của TH True Milk còn khá đơn giản là các chuỗi cửa hàng đại diện chủ yếu ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Ngoài ra, nếu như Mộc Châu có đại lý tại 34 tỉnh thành miền Bắc thì con số này ở Th True Milk chỉ có 4 (Hà Nội, Ninh Bình, Hải Dương, Thanh Hóa).

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH và lập CHIẾN lược MARKETING CHO DÒNG sản PHẨM sữa nước của CÔNG TY cổ PHẦN GIỐNG bò sữa mộc CHÂU (Trang 50 - 52)