5. Kết cấu của luận văn
3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế
* Nguyên nhân khách quan
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách, trong thời gian qua, liên tục được bổ sung, sửa đổi. Điều đó đã gây khó khăn trong công tác quản lý NSNN nói chung và lĩnh vực quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng.
- Hệ thống tiêu chuẩn, định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cũng như định mức, tiêu chuẩn chi thường xuyên đã được Chính Phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh quan tâm sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, vẫn còn một số tiêu chuẩn định mức chưa phù hợp với thực tế như định mức chi tiền ăn hội nghị, chi công tác phí, chi tiếp khách, định mức trang bị xe ô tô,... gây khó khăn trong công tác q
.
- Hiện nay, cơ chế kiểm soát chi NSNN qua KBNN hiện hành quy định: KBNN có quyền từ chối các khoản chi ngân sách không đủ điều kiện chi hoặc tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan Tài chính, thủ trưởng cơ quan Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm về các quyết định thanh toán, chi ngân sách hoặc từ chối thanh toán chi ngân sách theo quy định của pháp luật. Theo quy định này, việc từ chối được thực hiện bằng việc ra thông báo từ chối, trả hồ sơ cho đơn vị, mà không có quy định đối với các khoản chi sai chế độ đó được phép hạch toán giảm trừ dự toán khi từ chối. Do đó, vô hình chung, các đơn vị, sau khi bị từ chối, sẽ tìm cách hoàn thiện hồ sơ chứng từ theo đúng chế độ hoặc chuyển sang chi vào nội dung khác. Điều này, hạn chế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vai trò của KBNN trong kiểm soát chi, đồng thời không làm cho đơn vị sử dụng ngân sách thấy được hết trách nhiệm trong việc chấp hành chế độ chi tiêu theo quy định.
* Nguyên nhân chủ quan
- Trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn về quản lý tài chính, ngân sách tại các đơn vị sử dụng ngân sách còn hạn chế. Nhiều kế toán của đơn vị sử dụng ngân sách là cán bộ kiêm nhiệm, chưa được đào tạo, trang bị các kiến thức cơ bản liên quan đến quản lý tài chính, việc cập nhật các văn bản, chế độ chưa thường xuyên nên còn xảy ra tình trạng vi phạm chế độ quản lý tài chính, nhiều sai sót trong việc chấp hành chế độ hoá đơn, chứng từ và trong hạch toán, quyết toán các khoản chi của NSNN.
- Cơ chế “xin, cho” trong quản lý, điều hành chi thường xuyên ngân sách tỉnh thời gian qua vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Dẫn tới vẫn còn tình trạng, duyệt và phân bổ dự toán cho từng nhiệm vụ chi, đặc biệt là lĩnh vực mua sắm, sửa chữa tài sản.
- Công tác tuyên truyền, quán triệt Luật NSNN đến các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách chưa sâu sắc, chưa đạt được mục tiêu đề ra, do vậy nhận thức về Luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của các cơ quan đơn vị và của cán bộ còn hạn chế.
- Việc chấp hành cơ chế quản lý tài chính, quản lý chi tiêu NSNN chưa đúng quy định là nguyên nhân gây ra lãng phí ở một số khâu, một số khoản chi. Một số ít lãnh đạo, cán bộ công chức ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách chưa nâng cao ý thức tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách.Trách nhiệm của các thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc quản lý sử dụng ngân sách, chế tài xử lý khi vi phạm còn thiếu dẫn đến khi có vụ việc vi phạm về tài chính xảy ra thường khó quy trách nhiệm cá nhân. Không ít lãnh đạo các cơ quan, đơn vị còn tư tưởng vận dụng tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý các khoản chi này. Mặt khác, do thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với cán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ bộ lãnh đạo cơ quan đơn vị dẫn đến tình trạng người thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả các khoản chi thường xuyên thì không được khen thưởng; người sử dụng tuỳ tiện kém hiệu quả thì không bị xử lý.
- Các đơn vị thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính chưa nhận thức đúng tinh thần của Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày
17/10/2005 -
, công chức mà chưa chú ý gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy, cải
, chậm đổi mới tư duy trong một bộ phận lãnh đạo và viên chức sự nghiệp. Mặt khác, một số quy định về mức thu còn thấp do ban hành đã lâu nên không còn phù hợp (học phí, viện phí,…) không đảm bảo được hoạt động của đơn vị theo yêu cầu tự chủ.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong chi thường xuyên NSNN chưa được tiến hành thường xuyên. Việc kết luận, xử lý sai phạm còn chưa nghiêm minh, nhiều trường hợp còn nể nang, ngại va chạm, chưa xử ký kiên quyết đối với các đơn vị có sai phạm
, vì thực tế hiện nay cán bộ có chức
.
- Việc triển khai tin học hoá công tác kế toán theo dự án của Bộ Tài chính còn chậm, số lượng đơn vị tham gia vào chương trình tin học hoá của ngành tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu mà dự án đặt ra dẫn tới ách tắc trong khâu thanh toán, giảm chất lượng kiểm soát chi của Kho bạc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
TỈNH VĨNH PHÚC
4.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Phúc
trong
* Thuận lợi và cơ hội
, Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong hai vùng phát triển nhất của nước ta hiện nay; có vùng trung du, tiếp giáp với vùng đồng bằng, nên có điều kiện thuận lợi về đất đai cho phát triển các ngành, lĩnh vực phi nông nghiệp với quy mô lớn. Bên cạnh đó cũng là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch với các di tích lịch sử, văn hóa như khu danh thắng Tây thiên, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Thiền viện Trúc lâm Tuệ Đức; Khu nghỉ mát Tam Đảo, Khu du lịch sinh thái Sông hồng Thủ đô; Khu du dịch sinh thái Đải Lải,… cùng với việc gần Thủ đô Hà Nội tạo ra một lợi thế so sánh trong cung cấp các dịch vụ vui chơi, giải trí cho cư dân Thủ đô.
Thứ hai, có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua (tuyến hành lang xuyên Á: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đường vành đai IV vành đai V của Thủ đô Hà Nội,… đã, đang và sẽ được xây dựng) mang lại nhiều cơ hội cho Vĩnh Phúc mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại với bên ngoài, có thể tham gia vào từng khâu của quá trình lưu thông hàng hoá, phát triển thương mại gắn với thị trường của các địa phương trên tuyến hành lang, với thị trường Trung Quốc và các nước ASEAN.
Thứ ba, sự phát triển nhanh chóng của Thủ đô Hà Nội với việc hình thành khu đô thị mới Bắc Thăng Long, khu công nghiệp Thăng Long, Sóc Sơn… Đây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ là cơ hội cho Vĩnh Phúc tiếp nhận sự lan tỏa vốn, khoa học - công nghệ và phát triển các ngành sản xuất bổ trợ và các loại hình dịch vụ cho Hà Nội.
Thứ tư, những cơ chế, chính sách mới của Nhà nước (dự thảo Luật Ngân sách sửa đổi), của tỉnh, cùng với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên gia năng động, sáng tạo, nhạy bén đã trưởng thành, đang tiếp tục tạo uy tín và sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ năm, Vĩnh Phúc có tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá cao, v , sau gần 20 năm kể từ ngày tái lập tỉnh, năng lực và trình độ sản
, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, lợi thế của từng ngành, từng vùng đang được phát huy, chất lượng tăng trưởng đã có những bước cải thiện, các doanh nghiệp bước đầu đã thích ng
, trên địa bàn tỉnh đã hình thành 05 khu công nghiệp tập trung vào các ngành sản xuất, lắp ráp xe có động cơ, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, da giày…
các ,
tạo thêm nhiều nguồn thu ngân sách cho địa phương.
Thứ sáu, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý tài chính đang từng bước được quan tâm kiện toàn, tăng cường đào tạo và đào tạo lại, từ đó nâng cao trình độ nghiệp vụ, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu quản lý.
* Khó khăn
Thứ nhất, nền kinh tế của tỉnh tuy phát triển nhanh, nhưng quy mô nền kinh tế tỉnh còn nhỏ (với khoảng hơn 1 triệu dân, tổng GDP khoảng 2,2 tỷ USD), tích lũy nội bộ có tỷ lệ cao song quy mô nhỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thứ hai, Kinh tế của tỉnh chịu tác động mạnh của suy thoái kinh tế thế giới và khu vực như khủng hoảng nợ công tại châu Âu, hậu quả của thiên tai tại các nước trong khu vực. Ở trong nước, việc hội nhập quốc tế tạo thời cơ, thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức mới; Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định; Thị trường tiêu thụ gặp khó khăn do sức mua chưa được phục hồi mạnh; việc mở rộng xuất khẩu ở các thị trường lớn gặp nhiều khó khăn; Giá cả các nguyên liệu vật tư đầu vào như xăng dầu, điện vẫn còn diễn biến phức tạp.
Ngoài những khó khăn chung đó, Vĩnh Phúc còn gặp những khó khăn riêng như sự thay đổi các chính sách vĩ mô như tăng thuế, phí đã tác động trực tiếp đến ngành sản xuất công nghiệp, nhất là ô tô, xe máy là các mặt hàng chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh; tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh còn phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài do vậy chịu tác động mạnh khi có khủng hoảng kinh tế toàn cầu; khu vực kinh tế trong nước quy mô còn nhỏ, trình độ công nghệ thấp kém, sức cạnh tranh của hàng nội địa còn rất hạn chế; hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đã được quan tâm đầu tư song chưa đáp ứng được nhu cầu; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thứ ba
cả trong nước và ngoài nước. So với các tỉnh, thành phố lân cận như Hà Nội, Bắc Ninh thì Vĩnh Phúc kém thuận lợi trong việc phát triển các lĩnh vực công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng, công nghệ cao và khó khăn hơn trong việc thu hút lao động kỹ thuật cao và thu hút đầu tư phát triển các ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, thương mại...)
Vĩnh Phúc đầu tư và lao động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thứ tư, Quy mô sản xuất một số ngành nhỏ bé, phân tán, chất lượ
các tiềm năng lợi thế về đất đai và thị trường để phát triển.
Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 được Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV xác định là: Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững; không ngừng nâng cao quy mô, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư, phát triển. Đi đôi với phát triển kinh tế, chú trọng phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá - xã hội. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, giảm nghèo; đảm bảo an sinh xã hội; từng bước thu hẹp khoảng cách về thu nhập, về đời sống giữa các vùng, các khu vực và giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, kiềm chế và đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông; giữ vững sự ổn định về chính trị - xã hội để tập trung phát triển kinh tế. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI.
- Vĩnh Phúc đến
năm 2015 :
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14-15%/năm. Trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 16-16,5%/năm; dịch vụ tăng 14-14,5%/năm; nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 3-3,5%/năm.
- Quy mô GDP (theo giá thị trường) đến 2015 đạt khoảng 85-86 nghìn tỷ đồng (4 - 4,5 tỷ USD).
- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 75 triệu đồng (3.500 - 4.000USD). - Cơ cấu kinh tế: công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 61 - 62%; dịch vụ 31 - 32% và nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm khoảng 6,5 - 7%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tỷ lệ huy động GDP vào NSNN (giá thị trường) hàng năm đạt 22 - 25%. - Tổng kim ngạch xuất khẩu 3 - 3,5 tỷ USD.
Để hoàn thành mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV đặt ra đòi hỏi công tác quản lý chi ngân sách nhà nước nói chung và quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh nói riêng phải hoàn thiện theo hướng phát triển bền vững, chi đúng mục tiêu, đúng chế độ chính sách, đảm bảo tiết kiệm chi, ổn định chính trị và bảo vệ môi trường.