5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện quản lý việc lập, phân bổ, giao và chấp hành
toán chi thường xuyên NSNN tỉnh
Thứ nhất,hoàn thiện và đổi mới quy trình lập dự toán dự toán chi ngân sách
UBND tỉnh cần nghiên cứu, triển khai lập dự toán chi ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn (từ 3 đến 5 năm), đảm bảo phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết của Quốc hội, HĐND tỉnh. Hiện nay, phương thức lập ngân sách này đã được triển khai thí điểm tại 6 Bộ và 3 địa phương theo hướng dẫn tại Thông tư số 55/2008/TT-BTC ngày 20 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tài chính, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.
Thực hiện giải pháp này sẽ khắc phục được những nhược điểm của lập dự toán chi ngân sách từng năm, đảm bảo gắn kết việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng kế hoạch tài chính, gắn kết giữa kế hoạch chi tiêu của ngân sách hàng năm với kế hoạch ngân sách trung hạn và dài hạn. Phương thức này cũng sẽ tăng cường tính chủ động của tỉnh trong bố trí, sử dụng nguồn lực. Các mục tiêu ưu tiên và các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm sẽ được đảm bảo về nguồn tài chính. Việc phân bổ, quản lý, điều hành dự toán chi ngân sách sẽ rõ ràng, minh bạch hơn, góp phần nâng cao tính khả thi của dự toán và hiệu quả sử dụng ngân sách.
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng công tác lập dự toán và đảm bảo cho công tác tổng hợp dự toán của Sở Tài chính được nhanh chóng, chính xác và thuận lợi, hàng năm, UBND tỉnh cần tổ chức tập huấn, hướng dẫn thống nhất cách thức lập dự toán, thống nhất mẫu biểu dự toán đối với các đơn vị trực thuộc. Triển khai tốt giải pháp này sẽ giúp cho các đơn vị sử dụng ngân sách thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng dự toán, hạn chế tối đa việc lập dự toán kinh phí tràn lan. Do được tập huấn nên nội dung dự toán do các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đơn vị sử dụng ngân sách xây dựng đầy đủ, mẫu biểu thống nhất, thời gian tổng hợp để xây dựng dự toán chi ngân sách tỉnh được rút ngắn.
Thứ hai, quản lý chặt chẽ và tuyệt đối tuân thủ quy trình phân bổ, giao và chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách.
Để đảm bảo giao dự toán cho các đơn vị theo đúng thời gian quy định, UBND tỉnh cần đổi mới việc tính toán và lên phương án phân bổ ngân sách theo hướng bám sát vào từng nhiệm vụ chi ngân sách được giao. Đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, việc tính toán, xây dựng phương án phân bổ ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách cần phải tính toán chặt chẽ, căn cứ vào định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên, tổng định mức biên chế và nhiệm vụ được giao. Trong các năm tiếp theo, UBND tỉnh chỉ cần rà soát các yếu tố làm tăng, giảm dự toán như những thay đổi về chế độ, định mức chi tiêu của Nhà nước, do trượt giá hoặc bổ sung thêm nhiệm vụ. Từ đó, thực hiện điều chỉnh phương án phân bổ và tổng số dự toán giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách chính xác, kịp thời.
UBND tỉnh cần giao cho Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính rà soát lại để phân loại chính xác loại hình đơn vị dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc. Tuyệt đối tuân thủ quy định về phân bổ, giao dự toán đối với từng loại hình đơn vị. Đối với cơ quan nhà nước, dự toán được phân bổ và giao chi tiết theo 2 phần: phần dự toán chi ngân sách nhà nước giao thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phần dự toán chi ngân sách nhà nước giao không thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, dự toán giao chi tiết theo 2 phần, phần dự toán chi ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên và phần dự toán chi hoạt động không thường xuyên.
Trong quá trình xây dựng phương án phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh, các nhiệm vụ chi của các đơn vị dự toán phải được Sở Tài chính và các đơn vị dự toán cấp I tính toán đầy đủ, chính xác. Các nhiệm vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chi chưa xác định rõ đơn vị thực hiện, nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù hoặc theo mùa, vụ có thể để lại phân bổ sau. Phần dự toán còn lại phải được giao và phân bổ hết ngay từ đầu năm, hạn chế tối đa việc bổ sung, điều chỉnh dự toán nhiều lần trong năm.
Việc giao dự toán chi thường xuyên phải được lập đúng mẫu biểu quy định. Đơn vị dự toán cấp I lập phương án phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc phải được chi tiết đến Loại, Khoản và mã số Chương trình mục tiêu theo quy định tại Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 và của Bộ Tài chính.
Sở Tài chính cần tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và ban hành hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp xác định và đánh giá kết quả chấp hành dự toán. Gắn trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền và đơn vị sử dụng ngân sách với kết quả trong quản lý, sử dụng ngân sách khi triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tăng cường trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và sự giám sát của các cơ quan quản lý trong chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn.