Tình hình kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 52 - 56)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội

Thời gian qua, kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước phát triển khá toàn diện, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, giải quyết khá tốt đời sống kinh tế xã hội; tăng dần thu nhập bình quân đầu người; tỷ lệ huy động ngân sách cũng được tăng lên một cách đáng kể. Vĩnh Phúc là một trong số ít tỉnh, thành phố tự cân đối ngân sách trong toàn quốc (đến năm 2013 cả nước có 13/63 tỉnh, thành phố tự cân đối ngân sách). Điều này cho thấy tính năng động sáng tạo, tự chủ, khai thác các nguồn lực tài chính một cách hợp lý, tạo ra động lực phát triển cân đối và toàn diện của chính quyền địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP- tính theo giá so sánh gốc năm 2010) từ năm 2009 đến năm 2013 hàng năm đều tăng từ 2,52% đến 20,

tỉnh tự cân đối được nguồn thu, nhiệm vụ chi và có đóng góp điều tiết một phần về ngân sách Trung ương. Cơ cấu giá trị sản xuất có sự chuyển dịch tích cực. Năm 2009, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản 7,98%, công nghiệp và xây dựng 81,3%, dịch vụ 10,72%, năm 2012 tỷ trọng tương ứng là 6,58%, 81,23% và 12,19%.

Năm 2013, tuy bị ảnh hưởng bởi suy thoái và khủng hoảng kinh tế nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt kết hợp với những chính sách tháo gỡ khó khăn tích cực cho doanh nghiệp của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, kinh tế Vĩnh Phúc vẫn đạt được những kết quả khá ấn tượng. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng đạt 7,89%, đứng thứ 3 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, sau Hà Nội(10,2%) và Bắc Ninh (8,25%); Thu ngân sách nhà nước đạt 19.249 tỷ đồng tăng 45,79% so với năm 2012, thu nội địa đạt 15.704 tỷ đồng tăng 60,57% so với năm 2012, với kết quả thu nội địa này Vĩnh Phúc tiếp tục khẳng định vị trí thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và đứng thứ 5 cả nước.

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào các mục tiêu đảm bảo ổn định và an sinh xã hội. Đặc biệt từ khi thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 27/12/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến 2020, nông nghiệp của tỉnh có bước chuyển dịch tích cực trong cơ cấu nội bộ ngành. Theo số liệu sơ bộ, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 đạt 8.641 tỷ đồng, tăng 5,37% so với năm 2012. Bộ mặt nông thôn đổi mới rõ rệt, đời sống nông dân ngày càng được nâng lên.

Sản xuất công nghiệp, xây dựng có bước tăng trưởng rất ấn tượng do Vĩnh Phúc là một trong những địa phương thu hút nhiều nguồn vốn FDI trong cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nước cho phát triển công nghiệp. Tổng giá trị tăng thêm năm 2013 theo giá so sánh năm 2010 đạt 30.538 tỷ đồng, tăng 11,12% so với năm 2012, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất chế biến thực phẩm, dệt may, sản xuất xe có động cơ và sản xuất sản phẩm điện tử; lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng dân dụng.

Du lịch và dịch vụ được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Trong thời gian qua, nguồn vốn đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực này được tỉnh quan tâm đầu tư và có chiều hướng phát triển tương đối toàn diện. Tổng giá trị tăng thêm của lĩnh vực này năm 2013 theo giá so sánh năm 2010 đạt 9.925 tỷ đồng, tăng 5,65% so với năm 2012. Các hoạt động dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông, ngân hàng, y tế... phát triển nhanh. Các cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch được khai thác tích cực. Trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực này với số vốn đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng, như đầu tư vào khu du lịch Tam Đảo, Trung tâm văn hóa lễ hội Tây Thiên, dự án cáp treo Tây thiên (Tam Đảo), Khu du lịch sinh thái Sông Hổng Thủ đô (thành phố Vĩnh Yên), Khu du lịch sinh thái hồ Đại Lải (thị xã phúc Yên), các dự án sân Golf (Sân golf Heron Lake Đầm Vạc; Sân golf Ngôi sao Đại Lải; Sân golf Tam Đảo)... Lượng khách du lịch đến với Vĩnh Phúc để thăm quan, nghỉ mát, tham gia các lễ hội trong những năm gần đây đều tăng trên 20%/ năm.

Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong thời gian qua là cơ sở quan trọng tạo nguồn thu ngân sách cho tỉnh.

Tình hình thu NSNN từ năm 2009 đến 2013 của tỉnh Vĩnh Phúc được phản ánh qua số liệu ở bảng 3.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1: Tình hình thu NSNN tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Sơ bộ Năm 2013 I Tổng thu 13.965.141 19.856.615 23.153.182 13.429.070 19.249.125

1 Thu cân đối NSNN 13.790.898 19.581.982 22.541.589 12.838.754 18.717.288

- Thu nội địa 8.160.160 10.846.808 11.257.365 9.780.102 15.704.336

- Thu hải quan 1.867.084 4.222.873 4.846.007 3.058.652 3.012.952

- Thu khác 3.763.654 4.512.301 6.438.217

2 Các khoản thu để lại

đv chi QL qua NSNN 174.243 274.633 611.593 590.316 531.837

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc)

Cùng với việc thu NSNN tăng, chi NSNN nói chung và đặc biệt là chi NSNN tỉnh đều tăng qua các năm. Tình hình chi NSNN cấp tỉnh từ năm 2009 đến 2013 của tỉnh Vĩnh Phúc được phản ánh qua số liệu ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Tình hình chi NSNN cấp tỉnh tại Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

ST

T Chỉ tiêu Năm 2009 Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 Sơ bộ năm 2013 Tổng chi 3.169.039 2.586.309 4.248.625 6.087.277 5.148.724

1 Chi đầu tư phát triển 2.021.206 1.360.499 2.287.720 3.740.468 2.825.981

Tỷ trọng 63,78% 52,60% 53,85% 61,45% 54,89%

2 Chi viện trợ 12.831 8.467 6.284 3.102 10.808

Tỷ trọng 0,40% 0,33% 0,15% 0,05% 0,21%

3 Chi trả nợ, lãi, phí 2.740

Tỷ trọng 0,09%

4 Chi thường xuyên 1.130.752 1.217.343 1.953.111 2.342.197 2.310.425

Tỷ trọng 35,68% 47,07% 45,97% 38,48% 44,87%

5 Chi bổ sung quỹ dự

trữ tài chính 1.510 - 1.510 1.510 1.510

Tỷ trọng 0,05% 0,04% 0,02% 0,03%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)