Kiến nghị với UBND tỉnh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 105 - 110)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Kiến nghị với UBND tỉnh

- UBND tỉnh cần nghiên cứu điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp, cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi thường xuyên cho hoạt động sự nghiệp giáo dục, y tế và kinh tế. Trong phân bổ và giao dự toán cần khắc phục tình trạng giữ lại dự toán, không phân bổ hết với các nhiệm vụ chi đã xác định được đơn vị thực hiện tránh tình trạng, dự toán phải bổ sung nhiều lần trong năm và đơn vị sử dụng ngân sách không được chủ động về nguồn kinh phí nên nhiệm vụ triển khai không kịp thời, thường dồn về cuối năm.

- Do định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho ngân sách tỉnh thường giao ổn định trong 5 năm, theo từng thời kỳ ổn định ngân sách địa phương. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế hiện nay có nhiều biến động, giá cả tăng nhanh gây khó khăn trong chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách. Do vậy, UBND tỉnh nên quy định bổ sung tiêu chí về hệ số trượt giá trong công thức tính toán phân bổ dự toán hàng năm để đảm bảo công bằng và chủ động trong điều hành ngân sách của địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Quản lý chi NSNN nói chung và quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh nói riêng có vai trò rất quan trọng. Nó bảo đảm cho ngân sách được sử dụng một cách có hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh có hiệu quả sẽ khuyến khích kinh tế phát triển góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chi ngân sách cấp tỉnh và hiệu quả quản lý chi ngân sách cấp tỉnh. Luận văn cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách cấp tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc trên các nội dung của quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh đã được phân tích ở phần lý luận.

Về đánh giá chung thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh tại Vĩnh Phúc, luận văn đã khái quát ba thành công cơ bản và bốn hạn chế trong lĩnh vực này, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của thực trạng trên.

Để khắc phục những hạn chế này, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh ngày càng tăng, cũng như để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 và 2020, luận văn đề xuất năm nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và đưa ra một số kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó, đáng chú ý là giải pháp hoàn thiện quản lý lập, phân bổ, giao và chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh. Đây là giải pháp giúp cho ngân sách cấp tỉnh được quản lý, kế hoạch hóa ngay từ khâu đầu tiên đến khâu chấp hành dự toán, qua đó ngân sách được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tránh lãng phí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Để nâng cao chất lượng của Luật Ngân sách sửa đổi, luận văn cũng kiến nghị với chính phủ cần hoàn thiện các quy định về phân định nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền theo phân cấp quản lý kinh tế - xã hội. Hình thành cơ chế để chính quyền địa phương có thêm tự chủ trong các quyết định phân bổ và sử dụng nguồn lực theo các ưu tiên của địa phương và có được sự chủ động về cách thức thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh (2011), Vai trò của ngân sách trong phát triển kinh tế,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Phạm Ngọc Ánh (2012), Những vấn đề lý luận và chính sách tài chính ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2003), Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện, quyển 1, Nxb Tài chính, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2003), Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cải cách quản lý tài chính công, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2010), Chiến lược phát triển tài chính- Ngân sách nhà nước Việt Nam 2011-2020, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN. 7. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 hướng dẫn

chế độ quản lý cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN . 8. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 18/2006/TT-BTC ngày 13/6/2006 hướng

dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.

9. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

10. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 01/2007/TT- BTC ngày 02/01/2007 hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 11. Bộ Tài chính (2008), Thông tư 107/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 hướng

dẫn bổ sung một số điểm về quản lý, điều hành ngân sách nhà nước. 12. Bộ Tài chính (2008), Thông tư 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008

hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.

13. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 3Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

14. Dương Đăng Chinh (2009), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.

15. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012, Nxb thống kê, Hà Nội.

16. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013, tr.9.

17. Học viện Tài chính (2010), Giáo trình quản lý chi ngân sách nhà nước,

Nxb Tài chính, Hà Nội.

18. Hồ Xuân Hương, Lê Văn Ái (2011), Giáo trình quản lý tài chính nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.

19. Kho bạc nhà nước (2006), Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) và những vấn đề có liên quan, Nxb Tài chính, Hà Nội. 20. Kho bạc nhà nước (2008), Chiến lược phát triển kho bạc nhà nước đến

năm 2020, Nxb Tài chính, Hà Nội.

21. Kho bạc nhà Nước Vĩnh Phúc, Báo cáo quyết toán chi ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc từ 2009 đến 2013, Vĩnh Phúc.

22. Kho bạc nhà Nước Vĩnh Phúc, Báo cáo kiểm soát chi NSNN từ 2009 đến 2013,

Vĩnh Phúc.

23. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng thi hành Luật ngân sách, Chính phủ ban hành ngày 6/6/2003.

24. Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, Chính phủ ban hành ngày 23/6/2003.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 25. Quyết định số 54/2006/QĐ-UBND ban hành định mức phân bổ dự toán

chi ngân sách địa phương ổn định giai đoạn 2007-2010, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành ngày 16/8/2006.

26. Quyết định số 845/QĐ-UBND quy định việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành ngày 19/3/2008.

27. Quyết định số 2429/2010/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý tài sản Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Phú Thọ, UBND tỉnh Phú thọ ban hành ngày 10/8/2010.

28. Quyết định số 02/2011/QĐ-UBND ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương năm 2011 và giai đoạn ổn định 2011-2015,

UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành ngày 07/01/2011.

29. Quyết định số 57/2011/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành ngày 30/12/2011.

30. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Chỉ tiêu kế hoạch kinh tế- xã hội từ năm 2009 đến năm 2013, Vĩnh Phúc.

31. Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc ( 2010), Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khoá XIV, nhiệm kỳ 2005-2010 trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010-2015, Vĩnh Phúc.

32. Phan Đình Tý ( 2009), "Nâng cao vai trò Kho bạc Nhà nước cơ sở trong quản lý kiểm soát chi NSNN", Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia,

số Xuân Kỷ Sửu 2009.

33. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (2013), Kỷ yếu hội thảo: Phân cấp ngân sách nhà nước: Xu hướng thế giới và thực tế tại Việt Nam,

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)