Hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36 - 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN

1.2.3.1. Khái niệm hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có sẵn của đơn vị, tổ chức cũng như của nền kinh tế để thực hiện tốt nhất các mục tiêu đề ra với mức chi phí thấp nhất và được lượng hóa bằng cách so sánh giữa kết quả đầu ra với chi phí đầu vào.

Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Hiệu quả Pareto hay còn gọi là tối ưu Pareto là một trong những lý thuyết trung tâm của kinh tế học với nhiều ứng dụng rộng rãi trong lý thuyết trò chơi, các ngành kỹ thuật, cũng như khoa học xã hội. Với một nhóm các cá nhân và nhiều cách phân bổ nguồn lực khác nhau cho mỗi cá nhân trong nhóm đó, việc chuyển từ một phân bổ này sang một phân bổ khác mà làm ít nhất một cá nhân có điều kiện tốt hơn nhưng không làm cho bất cứ một cá nhân nào khác có điều kiện xấu đi được gọi là một sự cải thiện Pareto hay một sự tối ưu hóa Pareto. Khi đạt được một phân bổ mà không còn cách nào khác để đạt thêm sự cải thiện Pareto, cách phân bổ đó được gọi là hiệu quả Pareto hoặc tối ưu Pareto.

Thuật ngữ này được đặt theo tên của Vilfredo Pareto, một nhà kinh tế học người Ý đã sử dụng khái niệm này trong các nghiên cứu của ông về hiệu quả kinh tế và phân phối thu nhập.

Nếu một hệ thống kinh tế đạt được hiệu quả Pareto, không một cá nhân nào có cuộc sống tốt lên mà không khiến một người khác có cuộc sống xấu đi. Nhìn chung, mọi người công nhận rằng cần tránh các tình trạng không đạt được hiệu quả Pareto, vì thế hiệu quả Pareto là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá các hệ thống kinh tế và các chính sách chính trị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ,

, .

Từ những phân tích trên ta có thể hiểu hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước là sự tác động các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sử dụng hệ thống các biện pháp tác động vào hoạt động chi thường xuyên ngân sách nhà nước, đảm bảo cho các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, phục vụ tốt nhất mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội với chi phí bỏ ra thấp nhất.

1.2.3.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh

Khi đánh giá hiệu quả các nhà kinh tế thường so sánh giữa các chi phí đầu tư với giá trị đầu ra với tiêu chí tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí. Khác với các khoản đầu tư khác, hiệu quả chi thường xuyên NSNN khó có thể đo lường được cụ thể bằng phương pháp định lượng do đối tượng hưởng đầu tư chủ yếu phục vụ cho đối tượng xã hội. Do vậy, khi đánh giá tính hiệu quả của chi NSNN phải có quan điểm toàn diện, phải xem xét mức độ ảnh hưởng của mỗi khoản chi tới các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội và phải tính đến thời gian phát huy tác dụng của nó. Vì vậy, khi nói đến hiệu quả chi NSNN được hiểu đó là những lợi ích về mặt kinh tế, xã hội mà toàn xã hội hưởng thụ.

Tuy nhiên, hoạt động chi thường xuyên mang tính xã hội (NSNN chi vào các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, các vấn đề xã hội, quản lý hành chính…) do vậy để tính được hiệu quả đạt được rất khó khăn và phức tạp, bởi loại hoạt động này mang tính định tính chứ không phải định lượng.

Chi NS thường xuyên được xem là có hiệu quả khi: đảm bảo hợp lý, tiết kiệm, đặc biệt là tiết kiệm tối đa chi quản lý hành chính. Mức chi thường xuyên chỉ hạn chế trong khả năng thu ngân sách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Để quản lý có hiệu quả chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh cần thực hiện tốt tất cả các khâu lập, chấp hành, quyết toán chi thường xuyên NSNN và thanh tra, kiểm tra.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)