Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả quản lý chi thường

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 91 - 110)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2.Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả quản lý chi thường

ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Với những mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới của tỉnh Vĩnh Phúc như đã nêu trên, trong điều kiện là tỉnh có số thu ngân sách lớn, ngân sách hàng năm dành cho chi thường xuyên nói chung và chi cho các hoạt động sự nghiệp nói riêng là rất lớn, vì vậy yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhằm sử dụng tối ưu nguồn lực được phân bổ phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh phải góp phần tạo ra sự ổn định về kinh tế - xã hội trên địa bàn tạo lập, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, góp phần tiết kiệm kinh phí ngân sách để đầu tư phát triển nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2012 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới cần được thực hiện theo các quan điểm và định hướng cơ bản sau:

Thứ nhất, Chi thường xuyên NSNN trước hết phải ưu tiên đầu tư thực hiện chiến lược phát triển con người (giáo dục, y tế, xã hội,...), thực hiện các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chính sách xã hội. Đồng thời với đầu tư từ NSNN, cần thực hiện chính sách huy động các nguồn lực từ dân, từ xã hội, các tổ chức kinh tế góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước, thực hiện tốt chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm.

Thực hiện nguyên tắc thắt chặt trong chi tiêu thường xuyên đặc biệt là chi quản lý hành chính, giành ngân sách cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên tập trung cho các chương trình quốc gia về y tế, giáo dục, xã hội và phải quản lý chặt chẽ, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các khoản chi này, cắt giảm các khoản chi chưa thật cấp bách, kém hiệu quả. Thực hiện cải cách hành chính gắn liền với giảm biên chế và giảm đầu mối cơ quan quản lý để giảm chi ngân sách cho lĩnh vực này. Thực hiện xã hội hoá một số khoản chi thường xuyên, như chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, củng cố phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, để giảm dần nhiệm vụ chi này từ NSNN.

Thứ hai, nâng cao quyền chủ động và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý ngân sách, chính quyền địa phương và Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách.

Thứ ba, chuẩn hóa các bước trong quy trình chi thường xuyên NSNN bảo đảm tính hiệu quả, công bằng, công khai và minh bạch. Đổi mới quy trình nghiệp vụ trong công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch nhằm kiểm soát chặt chẽ các khoản chi của ngân sách tỉnh, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Thứ tư, hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách phải đi liền với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các sở, ban ngành, các cơ quan có liên quan đến quản lý chi NSNN cấp tỉnh; nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách.

Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau quá trình sử dụng NSNN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Phúc

4.2.1. Giải pháp hoàn thiện quản lý việc lập, phân bổ, giao và chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN tỉnh toán chi thường xuyên NSNN tỉnh

Thứ nhất,hoàn thiện và đổi mới quy trình lập dự toán dự toán chi ngân sách

UBND tỉnh cần nghiên cứu, triển khai lập dự toán chi ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn (từ 3 đến 5 năm), đảm bảo phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết của Quốc hội, HĐND tỉnh. Hiện nay, phương thức lập ngân sách này đã được triển khai thí điểm tại 6 Bộ và 3 địa phương theo hướng dẫn tại Thông tư số 55/2008/TT-BTC ngày 20 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tài chính, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.

Thực hiện giải pháp này sẽ khắc phục được những nhược điểm của lập dự toán chi ngân sách từng năm, đảm bảo gắn kết việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng kế hoạch tài chính, gắn kết giữa kế hoạch chi tiêu của ngân sách hàng năm với kế hoạch ngân sách trung hạn và dài hạn. Phương thức này cũng sẽ tăng cường tính chủ động của tỉnh trong bố trí, sử dụng nguồn lực. Các mục tiêu ưu tiên và các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm sẽ được đảm bảo về nguồn tài chính. Việc phân bổ, quản lý, điều hành dự toán chi ngân sách sẽ rõ ràng, minh bạch hơn, góp phần nâng cao tính khả thi của dự toán và hiệu quả sử dụng ngân sách.

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng công tác lập dự toán và đảm bảo cho công tác tổng hợp dự toán của Sở Tài chính được nhanh chóng, chính xác và thuận lợi, hàng năm, UBND tỉnh cần tổ chức tập huấn, hướng dẫn thống nhất cách thức lập dự toán, thống nhất mẫu biểu dự toán đối với các đơn vị trực thuộc. Triển khai tốt giải pháp này sẽ giúp cho các đơn vị sử dụng ngân sách thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng dự toán, hạn chế tối đa việc lập dự toán kinh phí tràn lan. Do được tập huấn nên nội dung dự toán do các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đơn vị sử dụng ngân sách xây dựng đầy đủ, mẫu biểu thống nhất, thời gian tổng hợp để xây dựng dự toán chi ngân sách tỉnh được rút ngắn.

Thứ hai, quản lý chặt chẽ và tuyệt đối tuân thủ quy trình phân bổ, giao và chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách.

Để đảm bảo giao dự toán cho các đơn vị theo đúng thời gian quy định, UBND tỉnh cần đổi mới việc tính toán và lên phương án phân bổ ngân sách theo hướng bám sát vào từng nhiệm vụ chi ngân sách được giao. Đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, việc tính toán, xây dựng phương án phân bổ ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách cần phải tính toán chặt chẽ, căn cứ vào định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên, tổng định mức biên chế và nhiệm vụ được giao. Trong các năm tiếp theo, UBND tỉnh chỉ cần rà soát các yếu tố làm tăng, giảm dự toán như những thay đổi về chế độ, định mức chi tiêu của Nhà nước, do trượt giá hoặc bổ sung thêm nhiệm vụ. Từ đó, thực hiện điều chỉnh phương án phân bổ và tổng số dự toán giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách chính xác, kịp thời.

UBND tỉnh cần giao cho Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính rà soát lại để phân loại chính xác loại hình đơn vị dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc. Tuyệt đối tuân thủ quy định về phân bổ, giao dự toán đối với từng loại hình đơn vị. Đối với cơ quan nhà nước, dự toán được phân bổ và giao chi tiết theo 2 phần: phần dự toán chi ngân sách nhà nước giao thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phần dự toán chi ngân sách nhà nước giao không thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, dự toán giao chi tiết theo 2 phần, phần dự toán chi ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên và phần dự toán chi hoạt động không thường xuyên.

Trong quá trình xây dựng phương án phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh, các nhiệm vụ chi của các đơn vị dự toán phải được Sở Tài chính và các đơn vị dự toán cấp I tính toán đầy đủ, chính xác. Các nhiệm vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chi chưa xác định rõ đơn vị thực hiện, nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù hoặc theo mùa, vụ có thể để lại phân bổ sau. Phần dự toán còn lại phải được giao và phân bổ hết ngay từ đầu năm, hạn chế tối đa việc bổ sung, điều chỉnh dự toán nhiều lần trong năm.

Việc giao dự toán chi thường xuyên phải được lập đúng mẫu biểu quy định. Đơn vị dự toán cấp I lập phương án phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc phải được chi tiết đến Loại, Khoản và mã số Chương trình mục tiêu theo quy định tại Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 và của Bộ Tài chính.

Sở Tài chính cần tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và ban hành hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp xác định và đánh giá kết quả chấp hành dự toán. Gắn trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền và đơn vị sử dụng ngân sách với kết quả trong quản lý, sử dụng ngân sách khi triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tăng cường trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và sự giám sát của các cơ quan quản lý trong chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn.

4.2.2. Giải pháp hoàn thiện chế độ quản lý kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh

Thứ nhất, tăng cường quản lý chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định để hạn chế lãng phí, tiêu cực trong sử dụng ngân sách.

Để thực hiện giải pháp này, UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn, đơn vị dự toán cấp I cần nghiên cứu áp dụng phương thức tổ chức mua sắm tập trung theo quy định tại Thông tư số 22/2008/TT-BTC, ngày 10/3/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hoá từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung ban hành kèm theo Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg, ngày 6/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Hàng năm, căn cứ vào dự toán mua sắm tài sản, trang thiết bị cho các đơn vị thuộc khối giáo dục, Y tế và các sở, ban ngành của tỉnh, UBND tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ quyết định việc áp dụng phương thức mua sắm trung đối với những gói thầu mua sắm tài sản theo lô có giá trị lớn, các tài sản đặc biệt như ôtô, trang thiết bị tin học, thiết bị văn phòng, bàn ghế, sách giáo khoa của các trường, thuốc, vật tư y tế, giống cây trồng, vật tư phục vụ nông nghiệp... Theo đó, giao nhiệm vụ cho các Sở, ban ngành chuyên môn là những đơn vị được giao tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa theo phương thức tập trung chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị sử dụng tài sản xây dựng phương án tổ chức mua sắm cụ thể trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức mua sắm tập trung được theo đúng quy định hiện hành.

Triển khai phương thức này sẽ đảm bảo tài sản, hàng hoá được trang bị đồng bộ, thống nhất giữa các đơn vị có cùng tính chất hoạt động như khối giáo dục, y tế, đảm bảo công khai, minh bạch trong mua sắm, trang bị và sử dụng tài sản nhà nước, bảo đảm yêu cầu về chất lượng, giá cả hợp lý, hồ sơ mua sắm đầy đủ. Phương thức mua sắm này cũng sẽ hạn chế tối đa việc các đơn vị sử dụng ngân sách chia nhỏ gói thầu để thực hiện mua sắm trực tiếp hoặc chỉ thầu để tránh áp dụng hình thức mua sắm chào hàng cạnh tranh, đấu thầu. Từ đó, giảm phát sinh các chi phí trung gian, chi phí quản lý hành chính, hạn chế thất thoát, lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi thường xuyên của ngân sách cấp tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, từng bước triển khai phương thức kiểm soát chi theo kết quả đầu ra và thực hiện cam kết chi trong chi thường xuyên ngân sách tỉnh.

Để tránh việc các đơn vị sử dụng ngân sách chi tiêu không có kế hoạch, tuỳ tiện, không đúng với nội dung, nhiệm vụ chi được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm, KBNN cần tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách tỉnh theo dự toán kết hợp với kiểm soát chi theo kết quả đầu ra và thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý và kiểm soát cam kết chi qua KBNN theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 113/TT-BTC, ngày 27/11/2008 và công văn số 17927/BTC-KBNN ngày 26/12/2013 của Bộ Tài chính về triển khai quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Triển khai giải pháp này sẽ tránh được việc các đơn vị chi tiêu quá giới hạn cho phép, việc sử dụng kinh phí được gắn với hiệu quả và chất lượng công việc, hạn chế tình trạng nợ công. Đồng thời, đây cũng là cơ sở cho việc lập kế hoạch chi tiêu trung hạn của cơ quan tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

4.2.3. Giải pháp liên quan đến thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính và biên chế đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập chế đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập

Thứ nhất, để nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng kinh phí, đảm bảo công khai, minh bạch và tăng cường giám sát của cán bộ, công chức, viên chức và các tổ chức đoàn thể trong việc quản lý và sử dụng kinh phí, UBND tỉnh, cơ quan Tài chính cần chấn chỉnh và yêu cầu các đơn vị dự toán, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thực hiện tốt việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng dẫn, để làm căn cứ triển khai thực hiện và kiểm soát quá trình sử dụng kinh phí được giao tại đơn vị, đồng thời, gửi đến Kho bạc làm căn cứ kiểm soát chi theo quy định.

Thứ hai, việc giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ về tài chính phải chi tiết theo hai phần. Phần kinh phí thực hiện tự chủ và kinh phí không thực hiện tự chủ được áp dụng đối với cơ quan nhà nước; phần kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên và kinh phí không thường xuyên áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, để làm căn cứ cho KBNN trong việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi, làm căn cứ cho đơn vị xác định chính xác phần kinh phí tiết kiệm được chi bổ sung thu nhập và trích lập các quỹ theo đúng quy định đối với từng nguồn kinh phí, đảm bảo cho việc xử lý kinh phí cuối năm đúng chế độ.

Thứ ba, việc xây dựng dự toán, giao dự toán cho các đơn vị sự nghiệp có thu phải tính toán đến phần thu phát sinh từ hoạt động sự nghiệp như thu học phí, thu phí, lệ phí... để cân đối vào dự toán thu chi hàng năm. Phần thu này phải được quản lý qua kho bạc và chấp hành chế độ kiểm soát chi theo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 91 - 110)