Giải pháp hoàn thiện chế độ quản lý kiểm soát, thanh toán các

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 95 - 97)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Giải pháp hoàn thiện chế độ quản lý kiểm soát, thanh toán các

chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh

Thứ nhất, tăng cường quản lý chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định để hạn chế lãng phí, tiêu cực trong sử dụng ngân sách.

Để thực hiện giải pháp này, UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn, đơn vị dự toán cấp I cần nghiên cứu áp dụng phương thức tổ chức mua sắm tập trung theo quy định tại Thông tư số 22/2008/TT-BTC, ngày 10/3/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hoá từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung ban hành kèm theo Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg, ngày 6/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Hàng năm, căn cứ vào dự toán mua sắm tài sản, trang thiết bị cho các đơn vị thuộc khối giáo dục, Y tế và các sở, ban ngành của tỉnh, UBND tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ quyết định việc áp dụng phương thức mua sắm trung đối với những gói thầu mua sắm tài sản theo lô có giá trị lớn, các tài sản đặc biệt như ôtô, trang thiết bị tin học, thiết bị văn phòng, bàn ghế, sách giáo khoa của các trường, thuốc, vật tư y tế, giống cây trồng, vật tư phục vụ nông nghiệp... Theo đó, giao nhiệm vụ cho các Sở, ban ngành chuyên môn là những đơn vị được giao tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa theo phương thức tập trung chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị sử dụng tài sản xây dựng phương án tổ chức mua sắm cụ thể trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức mua sắm tập trung được theo đúng quy định hiện hành.

Triển khai phương thức này sẽ đảm bảo tài sản, hàng hoá được trang bị đồng bộ, thống nhất giữa các đơn vị có cùng tính chất hoạt động như khối giáo dục, y tế, đảm bảo công khai, minh bạch trong mua sắm, trang bị và sử dụng tài sản nhà nước, bảo đảm yêu cầu về chất lượng, giá cả hợp lý, hồ sơ mua sắm đầy đủ. Phương thức mua sắm này cũng sẽ hạn chế tối đa việc các đơn vị sử dụng ngân sách chia nhỏ gói thầu để thực hiện mua sắm trực tiếp hoặc chỉ thầu để tránh áp dụng hình thức mua sắm chào hàng cạnh tranh, đấu thầu. Từ đó, giảm phát sinh các chi phí trung gian, chi phí quản lý hành chính, hạn chế thất thoát, lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi thường xuyên của ngân sách cấp tỉnh.

Thứ hai, từng bước triển khai phương thức kiểm soát chi theo kết quả đầu ra và thực hiện cam kết chi trong chi thường xuyên ngân sách tỉnh.

Để tránh việc các đơn vị sử dụng ngân sách chi tiêu không có kế hoạch, tuỳ tiện, không đúng với nội dung, nhiệm vụ chi được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm, KBNN cần tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách tỉnh theo dự toán kết hợp với kiểm soát chi theo kết quả đầu ra và thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý và kiểm soát cam kết chi qua KBNN theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 113/TT-BTC, ngày 27/11/2008 và công văn số 17927/BTC-KBNN ngày 26/12/2013 của Bộ Tài chính về triển khai quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Triển khai giải pháp này sẽ tránh được việc các đơn vị chi tiêu quá giới hạn cho phép, việc sử dụng kinh phí được gắn với hiệu quả và chất lượng công việc, hạn chế tình trạng nợ công. Đồng thời, đây cũng là cơ sở cho việc lập kế hoạch chi tiêu trung hạn của cơ quan tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)