5. Kết cấu của luận văn
3.5.2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn bộc lộ những hạn chế, cần phải khắc phục.
(theo tỷ lệ phần trăm), chưa sát đúng với tình hình thực tế, gây khó khăn trong việc quyết định giao dự toán và ảnh hưởng tới sự khách quan, công khai, công bằng trong chi NSNN.
Dự toán chi thường xuyên NSNN mới chỉ xây dựng kế hoạch theo từng năm (ngắn hạn), chưa xây dựng được kế hoạch trung và dài hạn nên chưa gắn kết với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Chất lượng dự toán do các đơn vị sử dụng ngân sách lập còn chưa cao, số liệu không chính xác, đôi lúc còn chậm so với thời gian quy định và chưa đầy đủ nội dung. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc đảm bảo tính chính xác, kịp thời của công tác tổng hợp, xây dựng dự toán chi ngân sách tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thứ hai, việc phân bổ, giao dự toán của UBND tỉnh, của các đơn vị dự toán cấp I cho các đơn vị trực thuộc còn lúng túng, chưa đúng quy định. Điều này thể hiện ở việc dự toán không được giao hết cho cho các đơn vị sử dụng ngân sách ngay từ đầu năm, dự toán bổ sung, điều chỉnh nhiều lần trong năm.
yếu tố đầu vào mà không theo kết quả đầu ra. Trong
các
.
Thứ ba, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các đơn vị, cá nhân trong công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn hạn chế. Một số vấn đề hạn chế nảy sinh trong quá trình quản lý chi ngân sách liên quan tới nhiều cơ quan nhưng chưa có sự phối hợp chặt chẽ để giải quyết dứt điểm. Do đó, dẫn tới tình trạng tồn tại, hạn chế kéo dài không được xử lý, làm giảm hiệu quả sử dụng các khoản chi ngân sách trên địa bàn như: tạm ứng chi thường xuyên kéo dài không thanh toán (đặc biệt là các khoản chi sự nghiệp); các cơ quan quản lý có liên quan trong lĩnh vực quản lý chi thường xuyên chưa có sự phối hợp thống nhất để hướng dẫn các đơn vị thực hiện các khoản chi sự nghiệp đặc thù do vậy cùng một nội dung chi nhưng trên mỗi địa bàn hay mỗi đơn vị khác nhau lại có sự hiểu và thực hiện khác nhau.
Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành dự toán của cơ quan quản lý cấp trên, của Sở Tài chính và các cơ quan được UBND tỉnh giao nhiệm vụ, đối với đơn vị sử dụng ngân sách chưa được coi trọng đúng mức, chưa được thực hiện thường xuyên, còn mang nặng tính hình thức. Các trường hợp vi phạm trong quản lý chi ngân sách như giữ lại dự toán không phân bổ hết, lập và nộp báo cáo không đúng quy định, chi sai mục đích, vượt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tiêu chuẩn định mức... chưa có chế tài xử phạt cụ thể, chủ yếu xử lý bằng các biện pháp hành chính. Điều này dẫn tới việc vi phạm trong quản lý và sử dụng lãng phí ngân sách vẫn xảy ra và chưa được giải quyết dứt điểm.