Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 46 - 47)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Nội dung của phương pháp

Thu thập số liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này.

Số liệu sơ cấp: là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê. Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ liệu sơ cấp lại thường phức tạp, tốn kém, do vậy người ta không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị gọi là điều tra chọn mẫu.

Có nhiều phương pháp thu thập số liệu sơ cấp. Nhìn chung khi tiến hành thu thập dữ liệu cho một cuộc nghiên cứu, thường phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp với nhau để đạt được hiệu quả mong muốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Số liệu thứ cấp: có nguồn gốc từ số liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn số liệu thứ cấp như: báo chí, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, luận văn, luận án, thông tin thống kê…

- Trường hợp vận dụng của phương pháp

Trong luận văn học viên sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để tổng hợp những vấn đề mang tính lý luận về hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh; nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN của một số địa phương trong nước; phân tích thực trạng hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Phúc. Qua số liệu thực tế đã thu thập được để đánh giá kết quả đạt được đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Phúc.

Dữ liệu được thu thập cho luận văn bao gồm những tài liệu, các công trình nghiên cứu, các ấn phẩm của các học giả trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu; các văn bản, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về NSNN; các lý thuyết về quản lý kinh tế, kinh tế học vĩ mô và vi mô, các lý thuyết về tài chính - tiền tệ... thông tin và dữ liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học đã có; các báo cáo có liên quan như báo cáo quyết toán thu, chi NSNN tỉnh Vĩnh Phúc các năm 2009 đến 2013; báo cáo kiểm soát chi NSNN tỉnh Vĩnh Phúc; Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012...vv. Trên cơ sở những dữ liệu, thông tin đã thu thập nghiên cứu sẽ tiến hành hệ thống hóa và phân tích nhằm đối chiếu, so sánh giữa lý luận với kinh nghiệm thực tiễn phục vụ cho đối tượng nghiên cứu của luận văn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)