Khuôn khổ pháp lý thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 56 - 110)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Khuôn khổ pháp lý thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh

- Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/ 2002;

- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng thi hành Luật ngân sách Nhà nước;

- Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;

- Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng thi hành Luật ngân sách Ngân sách Nhà nước;

- Thông tư số 01/2007/TT- BTC ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp;

- Thông tư 107/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn bổ sung một số điểm về quản lý, điều hành NSNN;

- Thông tư 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm;

- Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005; Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BTC-BNV ngày 26/06/2007 của liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ sửa đổi Thông tư số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006; Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế dộ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chính; Thông tư số 84/2007/QĐ-BTC ngày 17 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài chính Sửa đổi một số điểm của Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế dộ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính…

- Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24 tháng 9 năm 2007 sửa đổi bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; Thông tư 172/2009/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2009Sửa đổi một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính…

- Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13 tháng 8 năm 2003 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 02 tháng 10 năm 20123 của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

- Các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính; Công văn hướng dẫn của UBND tỉnh về việc điều hành ngân sách cho từng năm…

- Các Quyết định của UBND tỉnh về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương trong từng giai đoạn; Các Quyết định của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc phạm vị quản lý của tỉnh…

3.2. Thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.1. Thực trạng chi thường xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Phúc

Chi thường xuyên là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN. Trong giai đoạn 2009-2013, quy mô chi thường xuyên ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng tăng lên (tăng bình quân 13,2%/năm)

chi thường xuyên theo hướng tích cực, trong đó ưu tiên chi phát triển sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá.

Tình hình chi thường xuyên từ năm 2009 đến 2013 từ nguồn NS tỉnh Vĩnh Phúc được phản ánh qua số liệu ở bảng 3.3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.3: Tình hình chi thƣờng xuyên từ nguồn NS tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Dự toán giao Tổng chi Trong đó Chi sự nghiệp Chi đảm bảo XH Chi QLHC Chi Quốc phòng Chi An ninh Chi trợ giá Chi khác 2009 1.584.807 1.130.752 795.450 28.269 210.171 34.913 39.528 9.004 13.417 2010 1.209.303 1.217.343 790.262 42.378 199.408 34.011 65.552 5.906 79.826 2011 2.371.654 1.953.111 1.394.535 78.304 255.007 59.545 54.491 6.114 105.115 2012 2.307.313 2.342.197 1.592.968 64.694 375.307 55.259 73.653 13.029 167.287 Sơ bộ 2013 2.000.347 2.310.425 1.499.371 117.996 443.982 58.797 73.926 6.058 110.295 Cộng 9.473.424 8.953.828 6.072.586 331.641 1.483.875 242.525 307.150 40.111 475.940

(Nguồn: Báo cáo chi NS tỉnh hàng năm giai đoạn 2009-2013 của KBNN Vĩnh Phúc)

Số liệu tại bảng 3.3 cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013, nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu tập trung đảm bảo các hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước, chi các hoạt động sự nghiệp, đảm bảo xã hội và một số nhiệm vụ khác được phân cấp tương ứng với dự toán được giao.

Tình hình giao dự toán và quyết toán chi thường xuyên giai đoạn 2009 - 2013 từ nguồn NS tỉnh Vĩnh Phúc được phản ánh qua số liệu ở bảng 3.4 và bảng 3.5.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.4: Tổng hợp dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách cấp tỉnh tại Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Nội dung Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng cộng 1.584.807 1.209.303 2.371.654 2.307.313 2.000.347 1 KP phân bổ cho các đơn vị 1.152.711 832.468 956.150 1.361.110 1.235.199 1.1 Chi quốc phòng 16.460 15.902 20.402 37.850 26.370 1.2 Chi an ninh 9.450 10.650 9.150 14.418 11.678 1.3 Chi sự nghiệp 979.824 622.471 707.363 1.005.285 877.738

+ Chi SN GD đào tạo 705.559 298.054 305.816 408.575 351.983 + Chi sự nghiệp y tế 125.054 154.694 201.180 281.883 270.456 + Chi SN KH công nghệ 16.100 18.200 20.645 23.865 20.176 + Chi SN kinh tế 67.317 76.442 99.863 157.630 122.372 + Chi sự nghiệp VH 15.540 17.934 23.536 48.141 31.720 + Chi sự nghiệp TDTT 13.315 24.047 20.356 35.138 48.257 + Chi sự nghiệp PTTH 8.085 10.369 12.191 13.656 14.833 + Chi SN môi trường 28.854 22.731 23.776 36.397 17.941 1.4 Chi đảm bảo xã hội 30.356 44.656 38.203 61.250 57.629 1.5 Chi quản lý HC 106.901 127.569 169.487 228.412 244.226 1.6 Chi trợ giá 7.120 7.490 9.900 12.150 14.637 1.7 Chi khác 2.600 3.730 1.645 1.745 2.921 2 KP chờ phân bổ khi nhiệm vụ phát sinh và các nhiệm vụ chi theo mục tiêu

432.096 376.835 1.415.504 946.203 765.148

2.1 Chi quốc phòng 3.000 43.948 10.000 13.318

2.2 Chi sự nghiệp 362.246 312.257 1.141.244 733.687 535.259

+ Chi SN GD đào tạo 142.653 158.950 216.153 129.897 64.520 + Chi sự nghiệp y tế 37.200 37.200 153.916 133.750 171.921 + Chi sự nghiệp kinh tế 146.260 110.838 569.094 321.840 251.448 + Chi SN môi trường 36.133 5.269 114.020 146.200 25.500

+ Chi sự nghiệp VH 13.573 2.000 21.870

+ Chi sự nghiệp TDTT 8.600

+ Chi sự nghiệp PTTH 65.888

2.3 Chi đảm bảo xã hội 53.900 40.616 96.174 101.223 113.465 2.4 Chi quản lý HC 8.370 13.962 83.700 59.793 71.699 2.5 Chi khác 7.580 7.000 50.438 41.500 31.407

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.5: Tổng hợp quyết toán chi thƣờng xuyên ngân sách cấp tỉnh tại Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ năm 2013 Tổng cộng 1.130.752 1.217.343 1.953.111 2.342.197 2.310.425 1 Chi quốc phòng 34.913 34.011 59.545 55.259 58.797 2 Chi an ninh 39.528 65.552 54.491 73.653 73.926 3 Chi sự nghiệp 795.450 790.262 1.394.535 1.592.968 1.499.371 + Chi SN giáo dục, đào tạo 287.030 309.458 385.576 546.924 439.802 + Chi sự nghiệp y tế 276.803 187.916 597.243 578.276 738.200 + Chi SN khoa học, công nghệ 17.700 15.033 20.682 27.610 24.482 + Chi SN kinh tế 147.060 202.247 309.285 329.706 182.765 + Chi sự nghiệp VHTT 18.088 19.901 26.198 34.215 35.626 + Chi sự nghiệp TDTT 16.941 32.165 27.389 45.399 40.298 + Chi sự nghiệp PTTH 8.821 10.262 11.716 16.252 17.302 + Chi SN môi trường 23.007 13.280 16.446 14.586 20.896

4 Chi đảm bảo xã hội 28.269 42.378 78.304 64.694 117.996 5 Chi quản lý hành

chính 210.171 199.408 255.007 375.307 443.982 6 Chi trợ giá 9.004 5.906 6.114 13.029 6.058 7 Chi khác 13.417 79.826 105.115 167.287 110.295

(Nguồn: Báo cáo quyết toán chi NS tỉnh giai đoạn 2009-2013 tại KBNN Vĩnh Phúc)

Từ các bảng số liệu trên, so sánh giữa dự toán chi thường xuyên do UBND tỉnh giao với số thực chi có thể thấy rằng, tổng chi thường xuyên về cơ bản thực hiện đúng dự toán được giao từ đầu năm. Số chi năm 2013 tăng cao so với dự toán giao là do năm 2013 thu NSNN trên địa bản tỉnh Vĩnh Phúc vượt dự toán (đạt 115% so với dự toán HĐND tỉnh giao) nên UBND tỉnh giao bổ sung một số nhiệm vụ chi thường xuyên và do trong năm có một số nội dung chi phát sinh như: Tổ chức Tuần văn hoá du lịch Vĩnh Phúc 2013; bổ sung kinh phí mua thiết bị tìm kiếm cứu nạn và phòng chống cháy rừng;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ kinh phí phục vụ hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư; bổ sung kinh phí xây dựng chương trình nông thôn mới... Dự toán chi thường xuyên năm 2009 thực hiện thấp hơn nhiều so với dự toán UBND tỉnh giao (đạt 71% so với dự toán UBND tỉnh giao đầu năm) là do từ năm 2009, HĐND, UBND tỉnh bắt đầu đẩy mạnh phân cấp, chuyển giao cho ngân sách cấp huyện triển khai thực hiện một số nội dung chi sự nghiệp giáo dục (toàn bộ nội dung chi cho khối giáo dục Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở). Những nội dung này trước đây đã được UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch chi thường xuyên NS cấp tỉnh cho Phòng Giáo dục các huyện thực hiện, theo Quyết định số 68/2008/QĐ- UBND ngày 25/12/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước năm 2009.

Đối với nội dung chi hoạt động sự nghiệp, bao gồm chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường, sự nghiệp Giáo dục đào tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hoá, thể thao... Nội dung chi này nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; hỗ trợ người lao động phát triển kinh tế gia đình; đưa các mô hình sản xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt; nâng cao chất lượng nguồn ngân lực thông qua các chương trình hỗ trợ đào tạo và chuyển giao công nghệ; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; tuyên truyền, giáo dục các chính sách, pháp luật của Đảng, của nhà nước tới các tầng lớp dân cư thông qua các hoạt động văn hoá, thể thao, xây dựng mạng lưới đài truyền thanh, đảm bảo hoạt động của các cơ sở, giáo dục đào do tỉnh quản lý.

Chi cho hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2009 đến 2013 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh (khoảng từ 64,9% đến 71,4% ) điều này thể hiện sự quan tâm, chú trọng đến sự nghiệp phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá của tỉnh.

Về chi đảm bảo xã hội, khoản chi này được bố trí trong dự toán để thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do tỉnh quản lý như cứu tế xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các công tác xã hội khác (thăm hỏi gia đình chính sách, hoạt động tình nghĩa...). Khoản chi này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi thường xuyên, thường chiếm khoản từ 2,5% đến 5,1% và tăng cao trong các năm 2013. Sở dĩ có tình trạng trên là do trong năm 2013 tỉnh thực hiện một số đề án hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm, nhà nước thay đổi chính sách về tiền lương, thực hiện trợ cấp khó khăn và quà lễ tết cho các đối tượng chính sách.

Về chi quản lý hành chính, bao gồm các khoản chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương (Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh...). Đây là khoản chi đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh và là khoản chi chiếm tỷ trọng cao thứ 2 (đứng sau chi sự nghiệp) trong tổng chi thường xuyên ngân sách tỉnh hàng năm (chiếm từ 13% - 19,2% so với tổng chi thường xuyên) và tăng nhanh qua các năm. Tổng chi quản lý hành chính năm 2009 mới chỉ có 210.171 triệu đồng, đến năm 2013, tổng chi đã là 443.982 triệu đồng, tăng 2,1 lần so với năm 2009. Chi quản lý hành chính luôn đảm bảo có trong dự toán được giao, không chi vượt dự toán. Khoản chi này có xu hướng tăng tương đối cao về số tuyệt đối do thay đổi chính sách tiền lương và nhà nước điều chỉnh một số định mức chi tiêu hành chính.

3.2.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ khâu lập, phân bổ, chấp hành dự toán, kiểm soát thanh toán và quyết toán được thực hiện trên cơ sở Luật Ngân sách, các văn hướng dẫn thực hiện Luật, Nghị quyết của của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc và Quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về phân cấp quản lý NSNN cho các cấp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong từng thời kỳ ổn định ngân sách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 56 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)