Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 103 - 104)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1.Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ

- Do Luật Ngân sách chưa quy định giới hạn thời gian được phép điều chỉnh, bổ sung dự toán nên tình trạng dự toán điều chỉnh, bổ sung nhiều lần trong năm. Việc điều bổ sung, điều chỉnh thường thực hiện vào tháng 12 hàng năm làm ảnh hưởng đến tính chủ động trong sử dụng ngân sách của các đơn vị dự toán. Mặt khác, do điều chỉnh, bổ sung ngân sách dồn vào cuối năm nên nhiều trường hợp, đơn vị không đủ thời gian để tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ đó, dẫn tới số chi chuyển nguồn sang năm sau rất lớn. Do vậy, Quốc hội cần xem xét bổ sung những vấn đề này trong Luật Ngân sách sửa đổi sắp tới. Theo đó, cần có quy định giới hạn về thời gian được phép điều chỉnh dự toán, tránh điều chỉnh vào cuối năm và trong thời gian chỉnh lý quyết toán, gây khó khăn trong quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách. Mặt khác, cần hoàn thiện các quy định về phân định nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền theo phân cấp quản lý kinh tế - xã hội. Hình thành cơ chế để chính quyền địa phương có thêm tự chủ trong các quyết định phân bổ và sử dụng nguồn lực theo các ưu tiên của địa phương và có được sự chủ động về cách thức thực hiện.

- Hiện nay, việc xây dựng Kế hoạch tài chính trung hạn và Kế hoạch chi tiêu trung hạn giai đoạn 2009-2011 đã được triển khai thí điểm tại 6 Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải và 3 địa phương: Hà Nội, Bình Dương và Vĩnh Long theo hướng dẫn tại Thông tư số 55/2008/TT-BTC ngày 20 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tài chính.

Do vậy Chính phủ cần sớm tổng kết, rút kinh nghiệm và nghiên cứu trình Quốc hội bổ sung sửa đổi Luật Ngân sách để chuẩn bị cơ sở pháp lý cho việc chính thức thực hiện xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn, kế hoạch ngân sách trung hạn và kế hoạch chi tiêu trung hạn trong phạm vi cả nước,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách và quy trình quản lý tài chính - ngân sách theo hướng hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

- cần nghiên cứu đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao. Giao cho các địa phương được quyền quyết định thành lập và chuyển dần một số cơ sở công lập sang loại hình ngoài công lập nhằm đa dạng hoá các loại hình, các hình thức hoạt động và sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao đồng thời huy động được các tiềm năng và nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển các lĩnh vực này.

Tiết kiệm chi tiêu là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với nước đang phát triển như Việt Nam. Kinh nghiệm từ các nước Đông Nam Á, việc tích lũy tư bản để đầu tư phát triển đất nước, bằng con đường tiết kiệm trong sản xuất và trong tiêu dùng đã đem lại kết quả tốt. Trong giai đoạn hiện nay, việc đề ra một đạo luật về tiết kiệm và chống lãng phí là cần thiết. Ở Việt Nam mức tiết kiệm toàn xã hội còn rất thấp, đặc biệt là cấp Tỉnh. Do đó, chính phủ cần bổ sung chính sách và áp dụng nhiều hình thức huy động mọi khả năng tiết kiệm và tự đầu tư phát triển của nhân dân, của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, để mở rộng quy mô đầu tư toàn xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 103 - 104)