5. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Phương pháp phân tích
2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả - Nội dung của phương pháp
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng, có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:
+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;
+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;
+Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
- Trường hợp vận dụng của phương pháp:
Phương pháp này được dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu được thống kê từ nhiều nguồn khác nhau. Đề tài sử dụng phương pháp này để phản ánh tình hình cơ bản, các thông tin về tình hình quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Phúc qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, thể hiện ở các biểu, bảng số liệu.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh - Nội dung của phương pháp
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) để thấy rõ được sự biến động hay khác biệt của từng chỉ tiêu phân tích. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.
- Trường hợp vận dụng của phương pháp
Trong bài luận văn, học viên kết hợp cả hai hình thức so sánh tương đối và tuyệt đối. Sự kết hợp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp chúng ta vừa có được những chỉ tiêu cụ thể về khối lượng và giá trị, vừa thấy được tốc độ tăng trưởng của đơn vị trong kỳ phân tích.
2.2.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp - Nội dung của phương pháp
Phân tích và tổng hợp là hai mặt gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật.
Phân tích trước hết là phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc, hiểu được cái chung, phức tạp của bộ phân nghiên cứu. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu của từng bộ phận, có ý nghĩa rất quan trọng.
Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu để tìm ra cái chung khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, cần được tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu tổng hợp, vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể từ sự phân tích, khả năng trìu tượng, khái quát nắm bắt được các mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Trường hợp vận dụng của phương pháp
Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt luận văn nhằm xác định vị trí, vai trò của từng yếu tố chi thường xuyên NSNN trong hệ thống NSNN. Trong luận văn từng khâu: quản lý lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành, quyết toán các khoản chi thường xuyên NS... được phân tích trong mối quan hệ liên kết trong toàn quy trình quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Phúc cho phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.