Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 99 - 103)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.5.Một số giải pháp khác

* Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách tại các đơn vị sử dụng ngân sách tỉnh

Hàng năm, UBND tỉnh giao cho Thanh tra tỉnh chủ trì, tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành gồm cán bộ thuộc Thanh tra tỉnh, Sở Tài chính, KBNN tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách tại và việc chấp hành chế độ, định mức chi tiêu tại các đơn vị sử dụng ngân sách tỉnh. Qua công tác kiểm tra, những vi phạm, tồn tại trong công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, Sở Tài chính cũng cần tăng cường công tác thẩm tra số liệu quyết toán của các đơn vị dự toán trực thuộc UBND tỉnh, trước khi lập báo cáo chính thức để đảm bảo số liệu trên báo cáo quyết toán của ngân sách tỉnh đầy đủ và chính xác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Thực hiện tốt quy chế dân chủ các nội dung quy định về công khai, minh bạch trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN

Đây là giải pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính; bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Để thực hiện tốt giải pháp này, UBND tỉnh cũng như các đơn vị sử dụng ngân sách tỉnh cần tuyệt đối chấp hành các quy định về công khai tài chính, công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004, Quyết định số 115/2008/QĐ- TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 21/2005/TT- BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài chính. Đối với UBND tỉnh, thực hiện công khai chi tiết số liệu dự toán, quyết toán ngân sách tỉnh hàng năm. Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, thực hiện công khai việc phân bổ và sử dụng kinh phí ngân sách giao hàng năm. Nội dung công khai được thực hiện dưới các hình thức như công bố trong các kỳ họp cơ quan, niêm yết công khai tại trụ sở, thông báo bằng văn bản cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc...

* Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý chi ngân sách và áp dụng thành công Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

Hệ thống Thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) là một phần quan trọng nhất trong Dự án cải cách quản lý tài chính công được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính chủ trì và triển khai theo Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 21/4/2003 về việc phê duyệt báo cáo khả thi Dự án Cải cách quản lý tài chính công nhằm hiện đại hoá công tác quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm ngân sách của Bộ Tài chính; nâng cao tính minh bạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách, đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập của quốc gia. Thực hiện Quyết định số 2538/QĐ-BTC ngày 16/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc triển khai diện rộng hệ thống TABMIS, sau hơn 03 năm triển khai đến tháng 10/2012, hệ thống TABMIS đã hoàn thành việc triển khai trên phạm vi toàn quốc. Sau khi triển khai và đưa vào áp dụng, hệ thống TABMIS tạo thành một quy trình liên kết chặt chẽ trong việc nhập dữ liệu, xử lý thông tin và quản lý thông tin giữa các cơ quan theo phân công trong hệ thống, giúp các cơ quan, đơn vị tham gia hệ thống thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về quản lý, điều hành, kế toán, báo cáo và quyết toán ngân sách. Toàn bộ dữ liệu về thu, chi ngân sách trong hệ thống TABMIS sẽ được các cơ quan khác nhau đưa vào theo một đầu mối duy nhất nhưng lại được chia sẻ chung theo vai trò của mỗi đơn vị. Trong tương lai, TABMIS sẽ hướng tới kết nối đến các bộ, ngành chủ quản và hướng đến các đơn vị sử dụng ngân sách thành quy trình thực hiện ngân sách khép kín, hiện đại đồng thời phát triển các giao diện với các chương trình ứng dụng khác nhằm tạo nên hệ thống thông tin quản lý tài chính tích hợp.

Để vận hành và khai thác hệ thống TABMIS đạt kết quả tốt, UBND tỉnh, các đơn vị trong khối tài chính, các đơn vị dự toán cần triển khai thực hiện tốt các công việc sau:

- Đẩy mạnh công tác truyền thông về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện Hệ thống Thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) tới các đơn vị thụ hưởng NSNN trên địa bàn và các đối tượng có liên quan.

- Lãnh đạo Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc phải phân công, bố trí cán bộ phụ trách việc vận hành hệ thống đảm bảo chứng từ giao dịch liên quan đến việc giao, phân bổ dự toán và thu, chi NSNN được hạch toán cập nhật hàng ngày. Khi có sự cố xảy ra trong quá trình vận hành, cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ phối hợp với Ban triển khai khắc phục kịp thời để hạn chế tối đa việc chậm trễ trong giao dịch và thanh toán với khách hàng.

- Phối hợp chặt chẽ trong quá trình vận hành hệ thống TABMIS và xử lý các tình huống xảy ra. Thường xuyên thông tin, báo cáo với Thường trực UBND tỉnh về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để chỉ đạo tháo gỡ kịp thời.

- TABMIS là hệ thống quản lý thông tin về ngân sách với quy trình nghiệp vụ thống nhất từ Trung ương đến cấp tỉnh và cấp huyện. Giai đoạn đầu triển khai có thể chưa phù hợp với tính đặc thù về phương thức quản lý, điều hành ngân sách ở địa phương. Vì vậy, trong quá trình thực hiện cần có sự phối hợp của các đơn vị có liên quan, làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc mang tính đặc thù, đảm bảo tuân thủ các quy trình trong hệ thống.

- Trong điều kiện hạ tầng truyền thông của hệ thống còn hạn chế; việc kết nối trao đổi thông tin, dữ liệu giữa cơ quan Kho bạc, Tài chính, chưa đồng bộ sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của các đơn vị tham gia vào Hệ thống TABMIS và các đơn vị giao dịch trong trường hợp có sự cố (sự cố về đường truyền, sự cố tại trung tâm dữ liệu, sự cố về máy chủ...). Do đó cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong Khối tài chính và các đơn vị giao dịch để bảo đảm công việc không ách tắc, chậm trễ.

- TABMIS là một hệ thống tích hợp với việc phân định rõ vai trò của từng người, từng đơn vị tham gia vào hệ thống và đòi hỏi thực hiện các quy trình một cách đồng bộ, nhịp nhàng giữa các bộ phận, cá nhân, do vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa các đơn vị trong khối Tài chính và đặc biệt là sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện và chỉ đạo trực tiếp của Cấp ủy, chính quyền địa phương để triển khai Dự án hiện đại hoá ngành Tài chính theo lộ trình, kế hoạch đã đề ra nhằm khai thác có hiệu quả chương trình ứng dụng phục vụ cho công tác quản lý và điều hành chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 99 - 103)