Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 38 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh

Quá trình quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh bị chi phối bởi các nhân tố chủ yếu sau:

Thứ nhất, nhân tố về chế độ quản lý tài chính công

Đó là sự ảnh hưởng của những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý chi ngân sách. Cụ thể là các văn bản quy định phạm vi, đối tượng chi ngân sách của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách; quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý chi ngân sách và sử dụng quỹ ngân sách; quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu... Các văn này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý chi ngân sách trên một địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi Nhà nước phải ban hành những văn bản đúng đắn, phù hợp với điều thực tế thì công tác quản lý chi NSNN mới đạt được hiệu quả.

Thứ hai, nhân tố về tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ quản lý chi thường xuyên

Để tổ chức quản lý chi NSNN nói chung và chi thường xuyên ngân sách tỉnh nói riêng, UBND tỉnh phải xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy tham mưu giúp việc, phù hợp với thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ được chính phủ quy định. Tại mỗi cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách lại có mô hình tổ chức bộ máy và cán bộ riêng để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Hiệu quả hoạt động và chất lượng cán bộ của từng cơ quan đơn vị có tác động rất lớn tới chất lượng quản lý nói chung và quản lý chi ngân sách nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nước nói riêng. Tổ chức bộ máy tinh gọn và chất lượng nguồn nhân lực cao luôn là mục tiêu hướng tới của chính phủ và các cấp chính quyền tại mỗi địa phương, Bộ máy cồng kềnh với chất lượng nguồn nhân lực thấp sẽ kéo theo sự trì trệ trong phát triển kinh tế xã hội lãng phí thời gian, tài sản, tiền của của nhà nước.

Tổ chức bộ máy nhà nước và trình độ cán bộ là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động quản lý chi NSNN. Các chính sách luật pháp đều do con người trực tiếp triển khai thực hiện, nếu tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ chồng chéo; đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ thấp không nhận thức đúng đắn và đầy đủ thì hành vi ứng xử trong các tình huống, không hạn chế tối đa những sai lầm trong quá trình thực thi nhiệm vụ, điều tất yếu dẫn đến là nhà nước phải đón nhận một hiệu quả quản lý thấp.

Thứ ba, nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và xã hội

Quản lý chi ngân sách chịu ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế xã hội và mức thu nhập của ngườ

. Mặt khác tại địa phương có trình độ dân trí cao thì ý thức tuân thủ pháp luật và các chính của sách Nhà nước của các tổ chức, cá nhân được nâng cao; năng lực sử dụng NSNN tại các tổ chức và cá nhân thụ hưởng NSNN được cải thiện thì việc sử dụng NSNN sẽ có hiệu q

.

Thứ tư, hệ thống thanh tra, kiểm tra

Mục đích của việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát là nhằm phòng ngừa phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện tham

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nhũng lãng phí; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy các nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, lợi ích hợp pháp của các cơ quan đơn vị, tổ chức kinh tế và các cá nhân. Đây là một nhân tố có tác động và ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả của công tác quản lý nói chung và công tác quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)