Quy mô và xu hướng phát triển

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của các doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ hỗ trợ thuế tại Chi cục thuế Quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh (Trang 33 - 36)

- Cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ đối tượng nộp thuế với chất lượng cao nhằm nâng cao tính tuân thủ, tự giác thực thi các luật thuế của các đối tượng

2.2.1 Quy mô và xu hướng phát triển

Ngày 01/04/1997, Quận Thủ Đức được thành lập theo Quyết định số 1199/QĐ-UBND ngày 18/03/1997 của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh; Thực hiện Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 06/01/1997 của Chính Phủ về việc thành lập Quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9, Quận 7, Quận 12 và thành lập các phường thuộc các Quận mới - Thành Phố Hồ Chí Minh.

Quận Thủ Đức nằm ở cửa ngõ Đông – Bắc của Thành Phố có tổng diện tích tự nhiên 4.776 ha, dân số 463.368 nhân khẩu (số liệu điều tra dân số năm 2011), trong đó 49,5% là dân tạm trú; với 12 phường, 73 khu phố, 865 tổ dân phố, là một trong những địa bàn trọng điểm về Quốc phòng – An ninh của Thành Phố và khu vực. Quận có các tuyến đường lớn quan trọng đi qua như: Xa lộ Hà Nội; Quốc lộ 1A (còn gọi là Xa lộ Trường Sơn) Quốc lộ 13 và đường Kha Vạn Cân (tức Quốc lộ 1 cũ). Là địa bàn giáp ranh cả hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy với các Quận 2, Quận 9, Quận Bình Thạnh của Thành Phố Hồ Chí Minh và các Thị xã Dĩ An, Thuận An của Tỉnh Bình Dương.

Trên địa bàn Quận có nhiều cơ sở kinh tế - văn hoá – xã hội trọng điểm trú đóng như: khu chế xuất Linh Trung I, Linh Trung II, Khu công nghiệp Bình Chiểu; Đại học Luật, Đại học Ngân Hàng; Đại học Nông lâm, Đại học An ninh, Đại học TDTT, Đại học Cảnh sát…và hệ thống các Trường Đại học, các trung tâm thuộc Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có nhà máy nước Thủ Đức và nhiều cơ sở kinh tế, kỹ thuật, thương mại, dịch vụ quan trọng thuộc Trung ương quản lý…là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển từ một Huyện vùng ven thành phố (Thủ Đức cũ) chuyển sang xây dựng Quận đô thị với tốc độ

phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ theo cơ cấu kinh tế Công nghiệp – Thương mại Dịch vụ và Nông nghiệp.

Từ khi thành lập Quận đến nay, kinh tế trên địa bàn ngày càng phát triển ổn định và có mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất đạt mức tăng bình quân 19,90%/năm (năm 2011 đạt giá trị sản xuất là 4.810 tỷ đồng theo giá so sánh năm 1994), thu hút số cơ sở sản xuất và kinh doanh dịch vụ tăng gấp hơn 4 lần so năm 1997, giới thiệu và giải quyết việc làm cho hơn 13.000 lao động/hàng năm, cơ cấu kinh tế của Quận đã có sự chuyển dịch theo định hướng quy hoạch là CN-TTCN, thương mại-dịch vụ và nông nghiệp. Tính đến cuối năm 2011, tỷ trọng giá trị sản xuất của các khu vực trong cơ cấu kinh tế chung là: khu vực CN-TTCN chiếm 75,6%, dịch vụ 23,8% và khu vực nông nghiệp 0,6%

Về mặt cơ cấu giá trị sản xuất nội ngành CN-TTCN của Quận: phát triển chủ yếu ở khu vực công nghiệp chế biến trong 14 ngành sản xuất; Trong đó có 6 ngành sản xuất có giá trị cao, nhất là ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và ngành sản xuất các sản phẩm từ kim loại chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị chung. Riêng khu vực Công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng rất nhỏ; một số ngành có xu thế giảm như chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ do khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường cạnh tranh gay gắt, sản xuất dễ gây ô nhiễm môi sinh môi trường, phải thu hẹp sản xuất để phù hợp với định hướng phát triển đô thị hóa trên địa bàn.

Về vốn đầu tư

Trong những năm qua, bên cạnh các cơ sở sản xuất với nguồn vốn đầu tư trong nước phát triển nhanh, các dự án đầu tư lớn thuộc TW-Thành phố quản lý về sản xuất Công nghiệp đã được xây dựng và đi vào hoạt động, như Khu chế xuất Linh Trung 1 và Linh Trung 2 với qui mô 120ha tại Phường Linh Trung và Phường Bình Chiểu, khu Công nghiệp Bình Chiểu 28ha, các XN có quy mô lớn tại Phường Hiệp Bình Phước, Linh Trung, Tam Bình... đã góp phần lớn vào thúc đẩy phát triển sản xuất trên địa bàn.

Bảng 2.1 Nguồn vốn đầu tư tại Quận Thủ Đức giai đoạn 2000-2010 Đơn vị tính: triệu đồng Tổng vốn đầu tư Năm 2000 Năm 2001- 2005 Năm 2006- 2010

Ngân sách thành phố 31.510 300.879 308.027 Ngân sách Quận 47.087 359.379 451.321 Vốn do doanh nghiệp, công ty đóng góp 66.090 904.290 699.478 Về tổng sản phẩm

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trung bình 19, 90% mỗi năm. Mặc dù trong mấy năm vừa qua, nền kinh tế toàn cầu suy thoái đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế trong nước, song tổng sản phẩm trên địa bàn Quận Thủ Đức vẫn tăng

Bảng 2.2: Tổng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 2000- 2010

Đơn vị tính: triệu đồng

Ngành Năm 2000 Năm 2001- 2005 Năm 2006- 2010

Công nghiệp 529.389 5.932.386 13.429.717 Tiểu thủ công nghiệp 111.556 1.056.775.247 1.031.147 Cty. TTHH và DNTN 414.717 5.292.262 12.544.054

Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2000-2010 Quận Thủ Đức

Về nộp Ngân sách

Từ khi thành lập chi cục thuế (năm 1997) đến nay, ngành thuế Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh liên tục hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách, với dự toán năm sau cao hơn năm trước.

Bảng 2.3: Thu Ngân sách từ năm 2000 – 2010 (Đơn vị tính: triệu đồng) Năm 2000 Năm 2001- 2005 Năm 2006- 2010

Tồng thu ngân sách Trong đó: 111722 1603571 4236842 Thuế CTN 3116 90775 919923 Thuế nhà đất 2573 12485 21339 Thuê đất 7464 45256 121113

Thuế chuyển quyền sử dụng đất

Thu tiền sử dụng đất 17258 294135 844811 Thu phí, lệ phí 2843 15292 55500 Thu khác 10102 60571 91729 Chia ra: 1/. Tổng thu ngân sách địa phương 26915 740538 1881138 2/. Tổng thu ngân sách TW, Tp 84807 76703693 2355704

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của các doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ hỗ trợ thuế tại Chi cục thuế Quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w