Chức năng tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế của quản lý thuế trong cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của các doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ hỗ trợ thuế tại Chi cục thuế Quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh (Trang 27 - 29)

- Cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ đối tượng nộp thuế với chất lượng cao nhằm nâng cao tính tuân thủ, tự giác thực thi các luật thuế của các đối tượng

2.1.3 Chức năng tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế của quản lý thuế trong cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế

cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế

2.1.3.1 Khái niệm cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế

Cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lý thuế trong đó người nộp thuế tự giác tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ thuế; người nộp thuế (NNT) căn cứ các qui định tại các Luật thuế để xác định nghĩa vụ thuế của mình, tự kê khai, nộp tờ khai thuế và nộp thuế chính xác, đúng thời hạn. Cơ quan thuế không can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế nếu người nộp thuế tự giác tuân thủ nghĩa vụ của mình. Cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng

sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và thông qua công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện, xử lý kịp thời, đúng đắn những hành vi gian lận, trốn thuế của người nộp thuế.

2.1.3.2 Điều kiện thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế hiệu quả

Để thực hiện tốt cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế đòi hỏi phải có đầy đủ và đồng bộ nhiều yếu tố như: trình độ và sự nhận thức của người dân về nghĩa vụ thuế, chính sách pháp luật thuế, tổ chức quản lý thuế, nghiệp vụ quản lý thuế, trình độ của cán bộ thuế và các thẩm quyền cần thiết của cơ quan thuế trong quản lý thuế:

- Người nộp thuế phải có được hiểu biết cơ bản về nghĩa vụ thuế; ĐTNT có ý thức tuân thủ nghĩa vụ thuế; cộng đồng xã hội biết lên án những hành vi gian lận trốn thuế.

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thuế những thông tin về ĐTNT liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của ĐTNT.

- Chính sách thuế phải rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện.

- Bộ máy quản lý thuế ở cơ quan thuế các cấp phải tổ chức tập trung theo các chức năng: tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT; theo dõi, xử lý việc kê khai thuế; đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế; kiểm tra, thanh tra thuế để nhằm chuyên môn hóa, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng. Trên cơ sở đó, phải có:

. Hệ thống dịch vụ hỗ trợ ĐTNT toàn diện, có chất lượng; . Hệ thống cưỡng chế thunợ hiệu quả;

. Hệ thống thanh tra có mục tiêu rõ ràng.

- Hệ thống xử phạt nghiêm khắc, cơ quan thuế có đủ thẩm quyền về điều tra, đủ điều kiện về cưỡng chế thuế để phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời những trường hợp gian lận, trốn thuế, chây ì nợ thuế, thu hồi đủ số tiền thuế cho ngân sách nhà nước và đảm bảo sự công bằng trong quản lý thuế.

- Hệ thống giải quyết khiếu nại hoạt động hiệu quả.

- Quản lý thuế phải dựa trên kỹ thuật hiện đại - kỹ thuật quản lý rủi ro, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả thông qua việc tập trung phân bổ nguồn lực quản lý đối

với các ĐTNT không tuân thủ nghĩa vụ thuế gây rủi ro cao, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách nhà nước.

- Quy trình quản lý của cơ quan thuế tốt và được hỗ trợ bằng tin học hóa. - Cán bộ thuế được đào tạo có đủ kiến thức, năng lực để thực hiện quản lý thuế chuyên sâu, chuyên nghiệp của từng chức năng quản lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của các doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ hỗ trợ thuế tại Chi cục thuế Quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w