Thiết kế bảng câu hỏi định lượng

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của các doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ hỗ trợ thuế tại Chi cục thuế Quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh (Trang 44 - 46)

- Phân tích nhân tố khám phá; Phân tích hồi quy;

2.3.3Thiết kế bảng câu hỏi định lượng

5. Phương tiện vật chất của cơ quan thuế (Tangibility)

2.3.3Thiết kế bảng câu hỏi định lượng

Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên các thành phần trong thang đo

tác động đến mức độ hài lòng của ĐTNT. Cụ thể: Tác giả thiết kế bảng câu hỏi định lượng dự kiến gồm 5 thành phần với 41 mục hỏi thuộc thang đo chất lượng dịch vụ hỗ trợ thuế và 1 thang đo sự hài lòng chung của các doanh nghiệp với 3 mục hỏi. Một trong những hình thức đo lường các khái niệm trừu tượng được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu kinh tế xã hội là thang đo do Rennis Likert (1932) giới thiệu. Thang đo khoảng Likert 5 điểm, từ mức độ “hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý” được sử dụng trong nghiên cứu này cho độ chính xác cao và sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu kinh tế xã hội, đo lường chất lượng và thái độ.

Giai đoạn 2: Sau khi thiết kế bảng câu hỏi, tiến hành khảo sát thử đồng thời

lấy ý kiến gần 30 chuyên gia về hình thức cũng như nội dung bảng khảo sát.

Giai đoạn 3: Hình thành thang đo, gồm 5 thành phần với 41 mục hỏi thuộc

thang đo chất lượng dịch vụ hỗ trợ thuế và 1 thang đo sự hài lòng chung của các doanh nghiệp với 3 mục hỏi; chỉnh sửa và hoàn tất bảng khảo sát trước khi tiến hành khảo sát chính thức các doanh nghiệp.

- Hình thức: Bảng câu hỏi sử dụng hình thức câu hỏi “đóng” là chủ yếu, kết hợp với câu hỏi “mở”.

- Nội dung: Gồm 03 phần: phần lời ngỏ; phần 1: gồm những câu hỏi để doanh nghiệp cung cấp những thông tin chung của doanh nghiệp; phần 2: những câu hỏi khảo sát sự hài lòng của đối tượng nộp thuế.

- Kết cấu bảng câu hỏi khảo sát:

Bên trái: nội dung các quan sát về dịch vụ hỗ trợ thuế;

Bên phải: đánh giá của ĐTNT về chất lượng dịch vụ hỗ trợ thuế của chi cục thuế Quận thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh theo thang đo 5 điểm: 1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Tương đối không đồng ý; 3. Trung lập (không đồng ý, cũng không phản đối) ; 4. Tương đối đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý.

Sau mỗi tập hợp quan sát là một câu hỏi mở để các doanh nghiệp đóng góp trực tiếp theo ý kiến chủ quan của doanh nghiệp về vấn đề khảo sát.

Nội dung chi tiết của Bảng câu hỏi khảo sát được trình bày ở Phụ lục (xem phụ lục)

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của các doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ hỗ trợ thuế tại Chi cục thuế Quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh (Trang 44 - 46)