VÀI NÉT VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của dân cư Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 42 - 47)

V. CHỈ BÁO LIÊN QUAN ĐẾN VĂN HÓA-LỐI SỐNG

2.5. VÀI NÉT VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TPHCM có diện tích 2.095 km2, bao gồm 24 quận huyện. Số liệu Tổng Điều tra dân số năm 2009 cho thấy TPHCM có hơn 7 triệu ngƣời sinh sống. So với cả nƣớc,

28

TPHCM chiếm diện tích bằng 0,6%, số dân 7%, nhƣng hàng năm đóng góp 1/3 tổng lƣợng GDP.

TPHCM nằm ở trung tâm vùng Nam Bộ, kết nối giữa miền Đông và Tây Nam Bộ.

Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dƣơng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

TPHCM cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đƣờng bộ, nằm ở ngã tƣ quốc tế giữa các con đƣờng hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đƣờng chim bay. TPHCM là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Do vị trí này mà từ lâu Sài Gòn đã là một trung tâm thƣơng mại lớn của vùng, khiến một thời đƣợc mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông". Sài Gòn là nơi hội tụ của nhiều dân tộc, nhiều ngƣời dân ở các vùng miền đất nƣớc, nơi chịu nhiều ảnh hƣởng văn hóa-xã hội đa dạng của phƣơng Đông và phƣơng Tây. Hiện nay, do kết quả của chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế, TPHCM cũng là nơi có hàng vạn ngƣời nƣớc ngoài đến sinh sống và làm việc.

Năng động và sáng tạo, với vai trò trung tâm vùng và đầu tàu trong đa giác chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội, TPHCM đã trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa-du lịch, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế của cả nƣớc.

Tổng Đ 2009 T

hơn 7 triệu

khoảng 85 T 15

29

T 1999. Trong 10 năm qua, trung cơ học T hơn 2,2%. (Xem Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, website).

GDP của Thành phố khoảng 414 ngàn tỷ đồng vào năm 2010, xấp xỉ 1/5 GDP cả nƣớc. Năm 2010, đóng góp của Thành phố vào tốc độ tăng trƣởng của cả nƣớc là 45,34%; tổng thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn TPHCM chiếm 35,2% tổng thu ngân sách cả nƣớc (Ủy ban Nhân dân TPHCM Viện nghiên cứu phát triển 2012, trang 55, 58, 66).

GDP bình quân đầu ngƣời đạt khoảng 1.985 USD vào năm 2005 và 3.112 USD vào năm 2010 (tăng 1,5 lần trong khoảng 5 năm).

Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài mạnh nhất cả nƣớc, kể từ khi Luật đầu tƣ đƣợc ban hành. Số dự án đầu tƣ vào Thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tƣ nƣớc ngoài trên cả nƣớc. Là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, Thành phố cũng dẫn đầu cả nƣớc về số lƣợng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính-tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng ở Thành phố cũng chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc.

Điều kiện địa lý, lịch sử và kinh tế đã tạo nên một số đặc điểm của TPHCM mà có liên quan đến các chủ đề đƣợc nghiên cứu trong công trình này.

Từ xa xƣa, TPHCM là thành phố đa dân tộc, trong đó ngƣời Hoa chiếm một tỷ lệ đáng kể. Đồng thời, sau hơn hai thập niên đẩy mạnh hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Thành phố cũng là điểm đến của hàng triệu ngƣời dân nông thôn ở mọi miền đất nƣớc đến kiếm sống và đầu tƣ, là nơi sinh sống của hàng vạn gia đình nƣớc ngoài

30

(phần lớn là từ khu vực Đông Á) đến đầu tƣ và làm việc. TPHCM cũng có mối liên hệ gia đình và kinh tế rộng rãi và sâu sắc với cộng đồng ngƣời Việt ở nƣớc ngoài. Kết quả, Thành phố là nơi tiếp đón phần lớn nhất trong dòng tiền ngoại tệ của Việt kiều (ƣớc tính cả nƣớc 10 tỷ USD năm 2013) gửi về đầu tƣ và giúp đỡ thân nhân.

Là vùng có nhiều dòng vốn đầu tƣ và nguồn nhân lực, TPHCM có trình độ phát triển kinh tế mạnh nhất trong cả nƣớc, trên cơ sở đó có mức sống cao nhất nƣớc, và có một thị trƣờng lao động rộng mở nhất. Điều này tạo cho cƣ dân Thành phố một mức phúc lợi tƣơng đối cao. Mặt khác, các thành phần kinh doanh và chuyên viên kỹ thuật sẽ có một tỷ phần đáng kể trong cơ cấu xã hội của Thành phố. Trên nền tảng mức sống và mức phúc lợi chung tƣơng đối cao, TPHCM cũng sẽ thể hiện ra là nơi có sự khác biệt kinh tế rõ rệt giữa các nhóm và giai tầng xã hội.

Với đặc trƣng nhân khẩu và kinh tế nhƣ trên, dễ thấy rằng TPHCM cũng là nơi có đời sống văn hóa, nghệ thuật và thể thao sôi động. Trong bối cảnh hiện đại hóa xã hội nhanh chóng, Thành phố sẽ là nơi đan xen và kết hợp giữa lối sống hiện đại và lối sống truyền thống, giữa những giá trị văn hóa đƣơng đại và định hƣớng giá trị truyền thống.

Do bối cảnh lịch sử, TPHCM bao hàm nhiều cộng đồng tôn giáo. Mặt khác, nhƣ một số lý thuyết mới về tôn giáo đã chỉ ra, trong những bối cảnh nhất định, quá trình hiện đại hóa không làm giảm mà ngƣợc lại còn duy trì và thúc đẩy sự hồi sinh mạnh mẽ của tôn giáo tính. Các con số thống kê cũng nhƣ sự quan sát bề mặt cho thấy TPHCM có một tỷ lệ đáng kể tín đồ của các tôn giáo khác nhau, trong đó nhiều ngƣời có hoạt động thờ cúng tích cực ở gia đình hoặc nơi thờ tự.

31

Những yếu tố trên khiến cƣ dân Thành phố sẽ có điều kiện và đồng thời sẽ lựa chọn việc tiếp tục duy trì và mở rộng các mạng lƣới xã hội của mình. Những mạng lƣới xã hội này trải rộng từ mạng lƣới gia đình, thân tộc và đồng hƣơng, đến mạng xã hội trong địa bàn cƣ trú, các mạng kinh doanh, các dạng hiệp hội xã hội và tôn giáo. Đây vừa là kết quả vừa là điều kiện hạ tầng để cƣ dân Thành phố kiến tạo nên những hoạt động giao lƣu xã hội và tham gia xã hội dày đặc.

32

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của dân cư Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 42 - 47)