Phúc lợi xã hội (trợ cấp của Nhà nƣớc và tổ chức từ thiện; do miễn giảm, học bổng, hỗ trợ; bảo hiểm y tế)

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của dân cư Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 63 - 67)

II Ba giai tầng xã hội 1 Tầng trên (1+2+3+4) 32,2 19,7 17,

7 Phúc lợi xã hội (trợ cấp của Nhà nƣớc và tổ chức từ thiện; do miễn giảm, học bổng, hỗ trợ; bảo hiểm y tế)

học bổng, hỗ trợ; bảo hiểm y tế)

2,3

8 Khác 1,2

Cơ cấu này cho thấy dân cƣ Thành phố dựa trên ba nguồn thu nhập chính: tiền công phi nông nghiệp, bao gồm cả tiền hƣu (khoảng 46%); tự tổ chức kinh doanh phi nông nghiệp (khoảng 34%); và lãi (khoảng 15%). Nhƣ vậy, tiền công phi nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn nhất, nhƣng mức độ tự tổ chức kinh doanh tƣ nhân độc lập cũng đóng một tỷ trọng đáng kể. Và đặc biệt là cƣ dân Thành phố có một nguồn thu nhập đáng kể không dựa trên lao động (làm thuê hay quảnlý kinh doanh), mà dựa trên lãi hoặc cho thuê (15%). Mặt khác, số liệu cũng cho thấy thu

49

nhập dân cƣ Thành phố ít dựa trên nguồn trợ giúp từ cái đƣợc gọi là hệ thống an sinh xã hội (2,3%, nếu tính thêm cả hƣu trí là 7,2%). Điều này gợi ý về tính chất xã hội của hệ thống thu nhập trong dân cƣ Thành phố: tính tƣ nhân cao (tiền công, tự kinh doanh, lãi), tính phúc lợi xã hội thấp (thu nhập từ chính sách xã hội).

3.2.2.2. Khác biệt thu nhập

Về mặt thu nhập, các hộ gia đình thuộc tầng trên có thu nhập gấp 5,32 lần so với tầng dƣới. Tầng trên có mức thu nhập vƣợt hơn mức trung bình là 57%, tầng dƣới chỉ bằng 29,5% mức trung bình. Ngay cả tầng giữa cũng chỉ có mức thu nhập bằng 78,5% mức thu nhập trung bình. (Xem Phụ Lục Bảng 3.3.11).

Chiếc bánh thu nhập đƣợc phân chia nhƣ thế nào giữa ba giai tầng? Các hộ gia đình tầng trên (chiếm 32,2% hộ gia đình toàn mẫu) hƣởng khoảng 60% cái bánh thu nhập, tức là gấp đôi so với tỷ lệ hộ gia đình). Tầng giữa (với 53,4% hộ gia đình) hƣởng khoảng 30% chiếc bánh thu nhập. Tầng dƣới (với 14,4% hộ gia đình) hƣởng khoảng 10% chiếc bánh thu nhập. Tổng cộng, gần 70% dân cƣ bên dƣới hƣởng 40% chiếc bánh thu nhập.

Một cách xem xét khác là phân chia dân cƣ (thƣờng là theo đơn vị hộ gia đình) thành năm nhóm ngũ vị phân (mỗi nhóm gồm 20% hộ gia đình). Bảng 8 cho thấy mức khác biệt thu nhập giữa năm nhóm này. Theo đó, ngay từ nhóm dƣới trung bình đã có mức thu nhập gấp 1,8 lần nhóm nghèo, còn nhóm giàu thì có mức thu nhập gấp 14 lần nhóm nghèo. Nhóm giàu cũng có mức thu nhập vƣợt xa nhóm khá giả cận kề với mình: nhóm khá giả thu nhập gấp gần 4 lần nhóm nghèo; nhóm giàu thu nhấp gấp 3,62 lần nhóm khá giả.

50

Xét theo việc chia nhau cái bánh thu nhập của xã hội, thì 20% hộ giàu của Thành phố “xài” 60% chiếc bánh, 80% hộ còn lại chia nhau 40% chiếc bánh. Nhƣng 40% hộ nghèo và cận nghèo chỉ đƣợc hƣởng 12% chiếc bánh. Ba nhóm hộ bên dƣới (60%) chỉ hƣởng dƣới ¼ chiếc bánh (23%), hai nhóm hộ giàu và khá giả (40%) hƣởng hơn ¾ chiếc bánh.

Những phân tích trên về khác biệt thu nhập giữa ba giai tầng và giữa năm nhóm ngũ vị phân cho thấy mức bất bình đẳng thu nhập ở Thành phố là cao, đặc biệt là sự vƣợt lên của nhóm giàu trong việc chiếm hữu cái bánh thu nhập quốc dân. Theo chuẩn mực của Ngân hàng Thế giới, nếu trong một xã hội mà 40% dân cƣ bên dƣới (hai nhóm ngũ vị phân dƣới) hƣởng 17% chiếc bánh thu nhập thì xã hội này ở mức bất bình đẳng trung bình, nếu họ hƣởng 11% thì xã hội đã tiến đến mức bất bình đẳng cao.

Biểu đồ 8. Chiếc bánh thu nhập phân chia giữa năm nhóm ngũ vị phân, TPHCM 2010, %

51

Bảng 9. Thu nhập và khác biệt thu nhập hộ gia đình theo nhóm ngũ vị phân, TPHCM 2010 TT Nhóm ngũ vị phân (20%) Số hộ gia đình Thu nhập bình quân nhân khẩu/ tháng (ngàn đồng) Mức khác biệt (Nhóm nghèo = 1) Tỷ lệ % trong tổng thu nhập của 5 nhóm 1 Nghèo 216 566,77 1,00 4,25 2 Cận nghèo (dƣới trung bình) 216 1,028,41 1,81 7,70 3 Trung bình 216 1,485,26 2,62 11,12 4 Khá giả 216 2,221,83 3,92 16,64 5 Giàu 216 8,048,74 14,20 60,29 Chung 1,080 2,670,20 100,00

Mối quan hệ giữa thu nhập và các nhóm vị thế xã hội nghề nghiệp nhƣ thế nào? Bảng 10 thể hiện sự phân bố của 8 nhóm vị thế xã hội nghề nghiệp vào các nhóm thu nhập khác nhau. Dựa trên năm nhóm ngũ vị phân, chúng tôi gộp nhóm ngũ vị phân giàu và nhóm khá giả vào một nhóm đƣợc gọi là nhóm khá giả, nhóm ngũ vị phân trung bình tiếp tục là nhóm thu nhập trung bình, nhóm ngũ vị phân cận nghèo và nghèo gộp lại thành nhóm dƣới trung bình. Sự gộp nhập trên tạo thành ba nhóm thu nhập.

Bảng 10 cho thấy đa số hộ gia đình thuộc nhóm “Cán bộ quản lý Nhà nƣớc, đoàn thể xã hội, cơ quan hành chính sự nghiệp”, “Lãnh đạo, quản lý công ty” và “Chuyên viên kỹ thuật” có mức thu nhập khá giả. Tƣơng phản, đa số hộ thuộc nhóm “Lao động nông nghiệp” và “Lao động giản đơn khác” rơi vào nhóm dƣới trung bình. Ba nhóm còn lại – “Chủ cơ sở kinh doanh hộ gia đình”, “Nhân viên” và “Công nhân, thợ thủ công” – không thể hiện xu hƣớng rõ rệt. Chúng có những phân bố khác nhau vào cả ba nhóm thu nhập. Tuy nhiên, nhóm “Chủ cơ sở kinh doanh hộ gia đình” có xu hƣớng phân bố nhiều hơn vào phía có thu nhập tốt hơn, so với hai nhóm xã hội nghề nghiệp còn lại.

52

Bảng 10. Phân bố các nhóm vị thế xã hội nghề nghiệp vào ba nhóm thu nhập, TPHCM 2010, % TT Nhóm vị thế xã hội nghề nghiệp Nhóm thu nhập Tổng Dƣới trung bình Trung bình Khá giả 1 Cán bộ quản lý Nhà nƣớc, đoàn thể xã hội, cơ quan hành chính sự nghiệp

11,1 22,2 66,7 100,0

2 Lãnh đạo, quản lý công ty 4,5 9,0 86,4 100,0

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của dân cư Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)