Nhà ở và đồ dùng lâu bền

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của dân cư Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 57 - 63)

II Ba giai tầng xã hội 1 Tầng trên (1+2+3+4) 32,2 19,7 17,

3.2.1. Nhà ở và đồ dùng lâu bền

Cƣ dân TPHCM có điều kiện nhà ở tƣơng đối tốt, khi 55% hộ gia đình đƣợc khảo sát có nhà kiên cố, 39,6% có nhà bán kiên cố, nhà tạm bợ và loại khác chỉ 5,4%. So

43

sánh với 5 năm trƣớc, điều kiện ở có thay đổi đáng kể. Năm năm trƣớc chỉ có 46,8% hộ gia đình đƣợc hỏi có nhà kiên cố. Nhƣ vậy trong vòng 5 năm qua, đã có thêm 8% hộ gia đình có nhà kiên cố mới. (Xem Phụ Lục Bảng 3.1.1 và 3.1.2). Diện tích nhà ở bình quân nhân khẩu của Thành phố là 26m2. Đây có thể xem là một con số cao trong bối cảnh đô thị lớn. (Xem Phụ Lục Bảng 3.1.3).

Biểu đồ 4. Khác biệt về điều kiện ở theo địa bàn, TPHCM 2010, %

44

Điều dễ hiểu là loại nhà ở đƣợc cơ cấu hóa rõ rệt theo khu vực và giai tầng. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà kiên cố ở ngoại thành là 37,0%, tăng lên ở khu quận mới là 47,8% và là 64,3% ở khu quận cũ. Tƣơng tự, nhà bán kiên cố ở khu ngoại thành và quận mới xấp xỉ 50%, ở khu quận cũ chỉ là 30,8%. Trong khu quận cũ còn gần 5% hộ gia đình sống trong nhà tạm bợ hoặc loại khác. Tỷ lệ này ở khu ngoại thành là gấp đôi: 10,6%. Điều đáng chú ý là việc cải thiện nhà ở đều diễn ra rõ rệt ở cả ba khu vực. Trong khu vực ngoại thành, khoảng 10% hộ gia đình đã chuyển từ nhà bán kiên cố sang nhà kiên cố so với 5 năm trƣớc. Trong khu vực quận mới tỷ lệ này cũng là hơn 10% (Xem Phụ Lục Bảng 3.1.1 và 3.1.2).

Về mặt giai tầng, chỉ có 1/3 hộ gia đình thuộc tầng dƣới có nhà kiên cố. Tỷ lệ này ở tầng giữa là 51,4% và ở tầng cao là 63,7%. Ngƣợc lại, 56,8% hộ gia đình thuộc tầng dƣới có nhà bán kiên cố, tỷ lệ này còn 43,2% ở tầng giữa, và 31,6% ở tầng cao. Gần 10% hộ gia đình tầng dƣới còn ở nhà tạm bợ. Trong 5 năm qua, nhiều hộ gia đình ở tầng cao và tầng giữa đã cải thiện dƣợc nhà ở của mình hơn so với hộ tầng dƣới. (Xem Phụ Lục Bảng 3.1.5 và 3.1.6).

Bảng 7 cho thấy đa số hộ gia đình ở TPHCM có tivi (99,1%), xe gắn máy (93,3%), phƣơng tiện giải trí nghe nhìn khác (88,6%) và tủ lạnh (86,9%). Tỷ lệ sử dụng truyền hình cáp cũng đã khá cao: 84,5%. Nhƣng tỷ lệ này giảm mạnh đối với những đồ dùng lâu bền đắt tiền hơn hoặc phƣơng tiện đƣợc cho là gắn với “kinh tế tri thức” hay “kinh tế công nghệ cao”. Tỷ lệ hộ gia đình có máy vi tính là 55,9%, có nối mạng internet là 47,3%. Có 35,7% hộ gia đình sở hữu máy điều hòa nhiệt độ, và 3,9% có xe hơi. So với cả nƣớc (có lẽ ngoại trừ Hà Nội cũ), TPHCM đã vƣợt xa trong các tỷ lệ sở hữu những phƣơng tiện lâu bền đắt tiền (điều hòa nhiệt độ, xe hơi) và phƣơng tiện gắn với “nền kinh tế thông tin” (vi tính, mạng internet, truyền hình cáp).

45

Có lẽ ta nên vui mừng với tỷ lệ còn hạn chế các hộ gia đình có máy điều hòa nhiệt độ và xe hơi do chúng chƣa thực sự cần thiết với gia đình trong bối cảnh hiện nay và do hậu quả mà chúng gây nên đối với ô nhiễm môi trƣờng và giao thông. (Cũng nên không vui với “thành tích” tỷ lệ rất cao hộ gia đình có xe gắn máy, vì nó cho thấy tình trạng giao thông công cộng kém phát triển, mức ô nhiễm cao do hàng triệu xe gắn máy xả thải, chiếm dụng nhiều không gian công cộng và tƣ nhân, gây tốn kém cho kinh tế hộ gia đình, gây hại cho sức khỏe ngƣời sử dụng vì ít vận động và căng thẳng thần kinh khi đi đƣờng, v.v.). Ngƣợc lại, nên quan tâm hơn đến trạng thái sở hữu những phƣơng tiện biểu hiện của “nền kinh tế thông tin”. Về điều này, nếu xét đến sự thay đổi của chính mình và so sánh với phần còn lại của đất nƣớc, TPHCM đã tiến những bƣớc dài trong tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng vi tính và mạng internet (xấp xỉ một nửa). Tuy nhiên, với một Thành phố lớn nhất của cả nƣớc và xem xét vấn đề theo hƣớng so sánh với khu vực và so sánh với yêu cầu phát triển, thì tỷ lệ hiện nay các hộ gia đình chƣa có máy vi tính và nối mạng nên đƣợc xem là còn thấp.

Bảng 7. Tỷ lệ hộ gia đình có đồ dùng lâu bền và phƣơng tiện kết nối mạng điện tử, TPHCM 2010, %

TT Đồ dùng lâu bền và mạng điện tử 2008 2010

1 Tivi 99,0 99,1

2 Xe gắn máy 91,7 93,3

3 Phƣơng tiện giải trí nghe nhìn khác - 88,6

4 Tủ lạnh 78,3 86,9

5 Truyền hình cáp - 84,5

6 Máy vi tính - 55,9

7 Mạng internet - 47,3

8 Máy điều hòa nhiệt độ 21,7 35,7

Xe hơi - 3,9

Chú thích: Số liệu năm 2008 để so sánh, lấy từ nguồn: Ủy ban Nhân dân TPHCM Viện nghiên cứu Phát triển 2012, trang 69. Ký hiệu (-) thể hiện không có số liệu trong tài liệu đã dẫn.

46

Điều cần chú ý hơn là sự cơ cấu hóa theo địa bàn và giai tầng trong việc sở hữu các đồ dùng lâu bền. Với những phƣơng tiện đƣợc xem là thiết bị cơ bản sẽ xuất hiện trong giai đoạn phát triển đầu tiên trên con đƣờng đi tới hộ gia đình thịnh vƣợng (tivi, xe gắn máy, tủ lạnh), mức độ sở hữu là tƣơng đối đồng đều giữa các khu vực và giai tầng.

Tuy nhiên truyền hình cáp, máy vi tính và mạng internet khác biệt rõ rệt theo địa bàn và giai tầng. Mặc dù tỷ lệ sử dụng truyền hình cáp chung là cao (84,5%), song tỷ lệ này ở khu vực ngoại thành chỉ là 27,1%, là 78,1% ở khu quận mới và 92,0% ở khu quận cũ. Chỉ có 43,6% hộ gia đình tầng dƣới có truyền hình cáp, trong khi đó có 71,6% tầng giữa và 83% tầng trên có truyền hình cáp.

Tỷ lệ sở hữu máy tính ở khu ngoại thành là 26,2%, ở khu quận mới là 55% và ở khu quận cũ là 60,7%. Tỷ lệ sở hữu máy tính của tầng dƣới là 17%, của tầng giữa là 47,2% và của tầng cao là 69,8%. Tỷ lệ nối mạng internet ở khu ngoại thành là 18,2%, ở khu quận mới là 43,8% và ở khu quận cũ là 52%. Tỷ lệ nối mạng internet của tầng dƣới là 11,7%, của tầng giữa là 36,9% và của tầng cao là 59,9%. (Xem Phụ Lục Bảng 3.2.1 và 3.2.2).

Trong sự khác biệt rõ rệt trên theo giai tầng, điều cần chú ý là dù sao trong giai tầng dƣới cũng đã có tới 17% hộ gia đình có máy tính, 11,7% có mạng internet, và 43,6% có truyền hình cáp.

47

Biểu đồ 6. Khác biệt về sở hữu truyền hình cáp, máy vi tính và mạng internet theo địa bàn, TPHCM 2010, %

Biểu đồ 7. Khác biệt về sở hữu truyền hình cáp, máy vi tính và mạng internet theo giai tầng, TPHCM 2010, %

48

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của dân cư Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)