“Có nghĩ rằng sự tham gia của mình sẽ ảnh hƣởng đến việc giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu tại nơi sinh sống không?”

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của dân cư Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 104 - 109)

các vấn đề về biến đổi khí hậu tại nơi sinh sống không?”

1 Có ảnh hƣớng với mức cao 19,2

2 Có ảnh hƣớng với mức thấp 35,9

3 Chắc không có ảnh hƣởng gì 41,6

4 Không có trách nhiệm 3,3

90

3.6. ĐÁNH GIÁ VỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI

Trong thời kỳ Đổi Mới, đất nƣớc và Thành phố đã có nhiều biến đổi xã hội chƣa từng thấy. Cuộc khảo sát đã nêu lên một số câu hỏi để thu thập sự đánh giá của ngƣời dân Thành phố về biến đổi xã hội trong thời gian qua của Thành phố cũng nhƣ cả nƣớc. Đây cũng là chỉ báo đo lƣờng về trạng thái phúc lợi và văn hóa.

3.6.1. Tiến bộ thời gian qua và triển vọng

Mục 3.3 (Hoàn cảnh phúc lợi) đã trình bày ý kiến của ngƣời dân về những tiến bộ trong cơ sở hạ tầng, trƣờng học, y tế, văn hóa thể thao và trợ giúp xã hội. Số liệu cho thấy có sự tiến bộ rộng khắp trong các điều kiện sống của ngƣời dân. Cuộc khảo sát còn thu thập thông tin về ý kiến của ngƣời dân đối với tiến trình phát triển hiện tại và tƣơng lai.

Để tìm hiểu thái độ của ngƣời dân đối với phát triển, chúng tôi đƣa ra một câu hỏi về thái độ đối với hiện tƣợng mở ra nhà máy xí nghiệp. Khi đƣợc yêu cầu cho ý kiến đối với nhận định “mở ra nhiều nhà máy xí nghiệp là cơ hội phát triển cho các vùng nông thôn”, đa số lớn tán thành (92,4%). Ít có sự khác biệt theo địa bàn hay giai tầng. (Xem Phụ Lục Bảng 4.7.6 và 4.7.14).

Đối với nhận định “nhìn chung tƣơng lai đất nƣớc sẽ phát triển vững chắc trong thời gian tới”, đa số lớn tán thành (95,6%). Gần 5% không tán thành với nhận định này. Tỷ lệ tăng từ tầng thấp lên tầng cao (3,2% lên 8,6%). Tƣơng tự, đối với nhận định “cuộc sống của ngƣời dân trong thời gian tới sẽ tốt đẹp hơn”, 95,5% tán thành. Xu hƣớng không tán thành với nhận định trên cũng tăng từ tầng thấp lên tầng cao. Đáng chú ý là đối với hai nhận định này có khoảng 10% trong các giai

91

tầng chọn phƣơng án không có ý kiến. (Xem Phụ Lục Bảng 4.7.7, 4.7.8, 4.7.15 và 4.7.16).

3.6.2. Các vấn đề xã hội

Cuộc khảo sát đã nêu năm vấn đề xã hội nổi cộm đƣợc phản ánh trên báo chí trong thời gian qua, để thu thập ý kiến đánh giá của ngƣời dân trên một mẫu lớn hơn và đƣợc chọn mẫu có tính đại diện hơn. Kết quả đánh giá của ngƣời dân đối với năm vấn đề xã hội là nhƣ sau (Xem Phụ Lục Bảng 4.7.1 đến 4.7.5, 4.7.9 đến 4.7.13):

o “Khoảng cách giàu nghèo đang tăng lên”: 91,2% tán thành với nhận định này. Còn lại, 8,7% không đồng ý. Xét theo giai tầng, có khoảng 7% trong các giai tầng nói rằng họ không có ý kiến.

o “Đạo đức xã hội đang có một số vấn đề không tốt”: 90,8% tán thành. Tỷ lệ không tán thành nhận định này ở ngoại thành cao gấp đôi ở nội thành. Xét theo giai tầng, có tới 19% ở tầng dƣới không đồng ý với nhận định này (cao hơn gấp đôi hai tầng trên). Tỷ lệ không ý kiến cũng từ 3,8% trong tầng cao tăng lên 6% trong tầng giữa và 9,5% trong tầng dƣới.

o “Tệ nạn xã hội có chiều hƣớng gia tăng”: 88% tán thành. Cƣ dân trong tầng thấp có ý kiến không đồng ý cao nhất: 16% (tỷ lệ này ở tầng cao là 14,6% và tầng giữa là 10%). Tỷ lệ không ý kiến cũng tăng từ tầng cao lên tầng dƣới.

o “Ô nhiễm môi trƣờng ngày càng nặng nề do sự phát triển của các khu công nghiệp”: 93,4% tán thành. Tỷ lệ không tán thành nhận định này ở ngoại thành cao gấp đôi ở nội thành.

92

3.6.3. Lạc quan về tƣơng lai, lo âu về các vấn đề xã hội: Tóm tắt và kiến nghị

Số liệu nói trên phản ánh một trạng thái hai mặt trong đánh giá của ngƣời dân về trạng thái xã hội. Một mặt, đa số lớn có đánh giá lạc quan về triển vọng phát triển của đất nƣớc và đời sống của ngƣời dân. Và điều này ít có sự khác biệt giữa các giai tầng. Điều này phản ánh xu thế vững chắc không thể đảo ngƣợc của Đổi Mới. Nhƣng mặt khác, cũng một đa số lớn lo lắng về hàng loạt vấn đề xã hội và đạo đức đang có xu hƣớng ngày càng nổi cộm.

Trạng thái hai mặt này trong thái độ, đánh giá và tâm lý dân cƣ cần đƣợc các nhà quản lý xem xét nghiêm túc và cần đƣợc quan tâm đầu tƣ nghiên cứu sâu hơn. Một mặt, trạng thái lạc quan về triển vọng tƣơng lai của đất nƣớc và ngƣời dân là một nguồn năng lƣợng xã hội và tinh thần rất quý giá, có thể và cần có những giải pháp chính sách nhằm phát huy nguồn năng lƣợng tinh thần này trong đời sống cộng đồng và xã hội (Bùi Thế Cƣờng 2010). Mặt khác, sự lo âu đối với những vấn đề đạo đức và xã hội nổi cộm phản ánh trạng thái sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội kém. Điều này cũng gây nên những trạng thái ốm yếu trong đời sống cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

3.7. HÌNH DẠNG THAY ĐỔI CUỘC SỐNG

Để đo lƣờng sự thay đổi trong cuộc sống của các gia đình trong khoảng 10 năm qua (2000 đến 2010), cuộc khảo sát đã đề nghị đại diện các hộ gia đình lựa chọn hình dáng thay đổi cuộc sống của gia đình mình theo 8 dạng sau đây:

1. Không thay đổi. 2. Lên, xuống, lại lên.

93

3. Luôn tốt dần lên. 4. Xuống rồi lên. 5. Luôn xuống dần. 6. Lên rồi xuống.

7. Không đổi một thời gian, đi xuống rồi giữ ở mức thấp. 8. Không đổi một thời gian, đi lên rồi giữ ở mức cao.

Trong quá trình phân tích, chúng tôi nhóm 8 dạng trên vào 3 nhóm sau: không thay đổi (dạng 1), thay đổi theo hƣớng tốt hơn (dạng 2, 3, 4, 8), thay đổi theo hƣớng kém hơn (dạng 5, 6, 7). Kết quả đƣợc trình bày trong Bảng 20 (tổng hợp từ Phụ Lục, Bảng 4.8.3 và 4.8.6) và trong Biểu đồ 15 và 16.

Kết quả cho thấy ở TPHCM 10 năm qua có khoảng 30% hộ gia đình có cuộc sống không biến động đáng kể, khoảng 55% thay đổi theo chiều hƣớng tích cực, khoảng 15% thay đổi theo chiều hƣớng đi xuống. Đây là một bức tranh khá lạc quan.

Xét theo địa bàn, cƣ dân quận mới có tỷ lệ thay đổi theo hƣớng tích cực cao nhất (59,5%). Cƣ dân ngoại thành có tỷ lệ thay đổi theo chiều hƣớng kém đi cao nhất (20%).

Xét theo giai tầng, tỷ lệ hộ gia đình có cuộc sống không thay đổi trong 10 năm qua giảm từ 38% trong tầng dƣới xuống còn 34,6% trong tầng giữa và 23,6% trong tầng trên. Ngƣợc lại, tỷ lệ hộ có cuộc sống thay đổi theo hƣớng tốt hơn tăng từ 44,2% trong tầng dƣới lên 52,8% trong tầng giữa và 62,3% trong tầng trên. (Bảng 20 mục II).

94

Bảng 20. Sự cơ cấu hóa theo địa bàn và giai tầng đối với hình dạng thay đổi cuộc sống của gia đình trong 10 năm qua (2000-2010), TPHCM 2010, %

TT Theo địa bàn, giai tầng,

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của dân cư Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 104 - 109)