Đóng góp mớ

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của dân cư Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 26 - 29)

Những cuộc điều tra ở cấp độ quốc gia hay tỉnh thành của ngành thống kê chứa đựng nhiều thông tin bổ ích về kinh tế, mức sống và một số mặt đời sống khác, nhƣng lại ít thông tin về văn hóa-lối sống, cũng nhƣ ít câu hỏi về ý kiến đánh giá chủ quan của ngƣời dân. Nhƣ trên đã đề cập, ở Việt Nam, đã có nhiều khảo sát về phân tầng xã hội nhƣng thƣờng là có quy mô mẫu nhỏ hoặc cách chọn mẫu ít mang tính đại diện cho một vùng lớn nhất định (cả nƣớc, vùng hay tỉnh). Một số nghiên cứu định lƣợng ở TPHCM cũng có đặc điểm nhƣ vậy. Các cuộc Khảo sát định lƣợng mức sống dân cƣ (VLSS) chứa đựng thông tin vô cùng phong phú về tài sản, thu nhập và phúc lợi, song cũng ít thông tin về lối sống và đánh giá của ngƣời dân.

Các cuộc khảo sát của Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ trong đó có cuộc khảo sát ở TPHCM đã chú ý kết nối chủ đề phúc lợi và văn hóa với cơ cấu phân tầng xã hội. Bảng hỏi có nhiều câu hỏi về lối sống và về ý kiến của chính ngƣời dân. Đặc biệt là cách chọn mẫu đảm bảo tính đại diện cao. Trừ những cuộc điều tra

12

thống kê do Cục Thống kê TPHCM tiến hành, hầu hết các khảo sát định lƣợng trong các đề tài nghiên cứu của TPHCM cho đến nay đều lựa chọn phƣơng án chọn mẫu không có tính đại diện cao.

Bộ số liệu 1.080 hộ gia đình và 30 xã phƣờng thị trấn điều tra ở TPHCM có thể sử dụng làm bộ hồ sơ ở cấp cơ sở đối với các hoạt động làm chính sách xã hội và công tác xã hội.

Cuộc khảo sát có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách của Thành phố. Nó có thể khởi đầu cho những nghiên cứu lặp lại sau này để so sánh sự thay đổi qua thời gian. Sẽ rất bổ ích nếu cuộc khảo sát lần thứ hai với mẫu đã chọn và nội dung bảng hỏi tƣơng tự đƣợc tiến hành trƣớc Đại hội Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ tới (2015), để cung cấp số liệu mới và so sánh qua thời gian. Thành phố cũng có thể tiến hành nghiên cứu lặp lại này trong nhiều năm sau.

Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ đã tiến hành một cuộc khảo sát tƣơng tự ở Tây Nam Bộ năm 2008 (cỡ mẫu 900 hộ gia đình trên 30 điểm khảo sát) và ở Đông Nam Bộ năm 2010 (cỡ mẫu 1.080 hộ gia đình trên 30 điểm khảo sát) dựa trên tài trợ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Bộ số liệu này của TPHCM kết hợp với hai bộ số liệu của Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ đã trở thành một bộ số liệu thống nhất cho toàn vùng Nam Bộ (tổng số 3.060 hộ gia đình tại 90 điểm khảo sát).

1.5.2. Hạn chế

Cuộc khảo sát có một số hạn chế mà bạn đọc cần lƣu ý và thông cảm. Trƣớc hết là hạn chế của bản thân phƣơng pháp điều tra định lƣợng. Với đặc trƣng cố hữu, phƣơng pháp này chỉ cung cấp một bức tranh mang tính thực chứng. Thu thập

13

thông tin từ ý kiến trả lời có thể không phản ánh đúng thực tế. Quy mô mẫu nhỏ (1.080 hộ gia đình) khiến cho việc phân tích sâu đối với từng nhóm xã hội sẽ không còn có hiệu lực về mặt thống kê nữa. Điều này đặc biệt rõ ràng đối với một thực thể xã hội quy mô lớn và rất đa dạng nhƣ TPHCM.

Cuộc khảo sát nằm trong đợt khảo sát đầu tiên của Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ về chủ đề này (2008-2010) nên không tránh khỏi có nhiều thiếu sót do thiếu kinh nghiệm. Kinh phí thấp cũng là một hạn chế đáng kể đối với mẫu điều tra, dung lƣợng bảng hỏi, chất lƣợng của điều tra trên thực địa cũng nhƣ của phân tích.

14

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của dân cư Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 26 - 29)