Các nhóm vị thế xã hộ

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của dân cư Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 48 - 50)

V. CHỈ BÁO LIÊN QUAN ĐẾN VĂN HÓA-LỐI SỐNG

3.1.2. Các nhóm vị thế xã hộ

Cuộc khảo sát phân loại cơ cấu xã hội nghề nghiệp thành 8 nhóm. Bảng 3 mô tả tỷ lệ của 8 nhóm này trong cơ cấu xã hội nghề nghiệp của ngƣời trả lời đại diện hộ gia đình trong mẫu khảo sát. Trong Báo cáo này, chúng tôi gộp 8 nhóm vị thế xã hội-nghề nghiệp thành ba tầng để tạo nên một biến số độc lập chủ yếu trong phân tích. Đó là tầng trên bao gồm 4 nhóm đầu (chiếm 32,2% hộ gia đình), tầng giữa gồm hai nhóm tiếp theo (chiếm 53,4%), tầng dƣới gồm 2 nhóm cuối (chiếm 14,4%).

Cơ cấu 8 nhóm vị thế xã hội-nghề nghiệp nêu trên có thể kết hợp theo một vài cách để hình dung đặc trƣng giai tầng xã hội của TPHCM. Đó là:

1. Trƣớc hết, TPHCM là một thành phố của tinh thần kinh doanh tƣ nhân, khi cứ 5 ngƣời đƣợc phỏng vấn thì có 1 ngƣời (20%) là quản lý công ty và chủ kinh doanh hộ gia đình. Chƣa kể đến số chuyên viên kỹ thuật (8,8%).

2. TPHCM cũng là một thành phố của khu vực dịch vụ, nếu ta gộp từ nhóm 2 đến nhóm 5: lãnh đạo công ty, chủ cơ sở kinh doanh hộ gia đình, chuyên viên kỹ thuật, nhân viên. Bốn nhóm này chiếm 64,3%.

3. TPHCM cũng là một thành phố của giai cấp lao động: công nhân cổ trắng và thợ thuyền (công nhân cổ xanh, thợ thủ công). Họ chiếm 53,4% tổng số ngƣời

34

trả lời. Khối xã hội này sẽ là 57,5%, nếu tính cả lao động nông nghiệp vào đây (ở TPHCM phần lớn lao động nông nghiệp có ruộng đất và phát triển chăn nuôi).

4. TPHCM còn là thành phố của giới quản lý và trí thức cấp trung: các nhóm quản lý khu vực Nhà nƣớc (kể cả đoàn thể và hành chính sự nghiệp), quản lý công ty và chuyên viên kỹ thuật hợp thành gần 15% dân số.

5. Nếu gộp bốn nhóm đầu vào tầng trên, tầng này sẽ chiếm 32,2%; hai nhóm tiếp theo vào tầng giữa, tầng này sẽ là 53,4%; hai nhóm cuối vào tầng dƣới, tầng này sẽ là 14,4%. Khi gộp nhƣ vậy, ta thấy cơ cấu phân tầng xã hội của TPHCM có hình con quay, với phía trên to hơn phía dƣới (khoảng gấp đôi). Hình con quay này sẽ to hơn ở giữa nếu đƣa nhóm thứ bảy (lao động nông nghiệp, chiếm 4,1%) vào tầng giữa, nâng tỷ trọng của tầng này lên 57,5% và tỷ trọng của tầng dƣới chỉ còn là 10,3%.

6. Nếu gộp tầng giữa và tầng dƣới lại, ta có hai tầng, trong đó tầng trên, “tầng quản lý và kinh doanh”, chiếm gần 1/3, và tầng dƣới, tầng “lao động trực tiếp và giản đơn”, sẽ chiếm 2/3.

7. Bức tranh cơ cấu xã hội nghề nghiệp của TPHCM cũng gợi ý rằng Thành phố bao hàm một cơ cấu kinh tế hai tầng: tầng kinh tế hiện đại và tầng kinh tế tiền hiện đại. Đây là đặc trƣng chung cho các nƣớc đang phát triển và các đô thị lớn của những nƣớc này.

Những cách kết hợp nêu trên cho thấy, về cơ bản, TPHCM có một cơ cấu xã hội khá phát triển, một hình dạng phân tầng tƣơng đối dân chủ và bình đẳng, trong đó các tầng lớp trung lƣu chiếm tỷ trọng khá lớn (xấp xỉ một nửa).

Bức tranh phân bố nhóm xã hội nghề nghiệp theo khu vực và giới cũng có những đặc điểm đáng chú ý.

35

Xét theo khu vực, nhóm “Cán bộ quản lý Nhà nƣớc, đoàn thể xã hội, cơ quan hành chính sự nghiệp” không khác biệt lắm giữa đô thị và nông thôn (2,6% so với 3,1%). Nhƣng hầu hết nhóm “Lãnh đạo, quản lý công ty ” và “Chuyên viên kỹ thuật” tập trung ở khu vực đô thị (4,0% so với 1,3% và 11,0 so với 1,9%). Nhóm “Chủ cơ sở kinh doanh hộ gia đình” và “Nhân viên” cũng đông đảo hơn ở đô thị (20,0% so với 9,4% và 36,5% so với 29,4%). Ngƣợc lại, tầng lớp công nhân, thợ thủ công và lao động giản đơn tập trung đông hơn ở khu vực nông thôn của Thành phố.

Bảng 3. Cơ cấu xã hội nghề nghiệp của ngƣời trả lời đại diện hộ gia đình trong mẫu khảo sát theo giới và khu vực, TPHCM 2010, %

TT Nhóm vị thế xã hội nghề nghiệp hoặc giai tầng

Cơ cấu theo giới

Cơ cấu

theo khu vực Cơ cấu chung Nam Nữ Đô thị Nông thôn I Nhóm vị thế xã hội nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của dân cư Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 48 - 50)