CÁCH TIẾP CẬN

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của dân cư Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 29 - 31)

Đề tài này là một điều tra định lƣợng xã hội nhằm thu thập có hệ thống số liệu về cơ cấu phân tầng xã hội, văn hóa-lối sống và phúc lợi con ngƣời. Do đó, Đề tài dựa trên những tiếp cận và phƣơng pháp luận nghiên cứu sau đây.

Phương pháp luận khảo sát định lượng. Từ giữa thế kỷ XIX, ở Tây Âu nảy sinh ý

tƣởng áp dụng phƣơng pháp thống kê vào tìm hiểu xã hội. Ý tƣởng này đã dẫn đến việc hình thành phƣơng pháp khảo sát định lƣợng (social survey). Đó là phƣơng pháp sử dụng một bảng hỏi cố định để hỏi một số lƣợng ngƣời nhất định trong một quần thể dân cƣ mà ta muốn nghiên cứu. Số lƣợng ngƣời đƣợc hỏi và ai là ngƣời đƣợc hỏi (mẫu khảo sát) đƣợc quyết định bởi một thủ tục chọn mẫu dựa trên cơ sở toán thống kê để đảm bảo kết quả nghiên cứu là có hiệu lực cho toàn bộ quần thể nghiên cứu. Ý tƣởng này đã dẫn đến một kiểu nghiên cứu xã hội rất phát triển cho đến tận hôm nay (Babbie 1975. Bernard 2007. Lê Thanh Sang 2008).

Phương pháp luận xây dựng hệ thống chỉ báo xã hội. Từ thập niên 1970 cũng ở

Tây Âu đã dấy lên phong trào chỉ báo xã hội (social indicator movement). Ý tƣởng của phong trào này là xây dựng những hệ thống chỉ báo xã hội phản ánh và đo lƣờng đƣợc những đặc trƣng và sự vận động của các đơn vị xã hội (làng xã, công ty, tổ chức, huyện, tỉnh thành phố, tiểu bang, quốc gia, nhiều quốc gia). Khi tiến hành liên tục và có hệ thống việc đo lƣờng nhƣ vậy qua hệ thống chỉ báo, ta sẽ luôn nắm đƣợc động năng và xu hƣớng biến đổi của các đơn vị xã hội, nhờ đó ta có thể quản lý xã hội (Noll. Guy. Zaft 1999). Ngày nay ở Việt Nam đã trở nên quen thuộc với vô vàn chỉ báo xã hội, nhƣ chỉ báo về bất bình đẳng xã hội (hệ số GINI),

15

về phát triển con ngƣời (chỉ số HDI), về phát triển giới (chỉ số GDI), về bình đẳng giới (chỉ số GEI), v.v.

Tiếp cận phân tầng xã hội. Mọi xã hội cho đến nay mà kinh nghiệm lịch sử của con ngƣời và khoa học ghi chép lại đƣợc đều ở trong trạng thái có một hay nhiều sự phân tầng xã hội. Đó là việc phân chia dân cƣ thành những đẳng cấp, giai cấp hay tầng lớp mang tính trên-dƣới. Những giai tầng ấy khác biệt nhau trên hàng loạt đặc điểm xã hội và văn hoá: sở hữu tài sản, thu nhập, chi tiêu, quyền lực, học vấn, lối sống, v.v. Phân tầng xã hội là do những nguyên nhân sâu xa và có những hậu quả xã hội sâu sắc. Do đó, việc tìm hiểu phân tầng xã hội một cách khoa học góp phần quan trọng vào việc lập chính sách, quản lý xã hội và biến đổi xã hội (Lewin 1994. Marshall 2012. Grusky 2001).

Tiếp cận nhân học và xã hội học đối với lối sống. Văn hoá hay lối sống là toàn bộ

cách thức mà con ngƣời nhận thức, suy nghĩ, cảm xúc và hành động. Những cách thức này đƣợc lan truyền từ cộng đồng này sang cộng đồng khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những cách thức đó tạo nên bản sắc của một cộng đồng, trong suốt hành trình lịch sử lâu dài, hay trong những thời kỳ lịch sử nhất định của cộng đồng ấy. Văn hoá (hay lối sống) và cơ cấu xã hội (hay cơ cấu phân tầng xã hội) là hai mặt của một tờ giấy, một đồng xu. Chúng tƣơng tác mật thiết với nhau để tạo nên bản thân xã hội và sự vận động xã hội (Bernard 2007. Bùi Thế Cƣờng 2010).

Tiếp cận phân tích phúc lợi con người. Theo tiên đề tối nguyên thuỷ của bộ môn

xã hội học, xã hội là một cái gì đó khách quan, vận động theo những định luật của chính nó. Tuy nhiên, các nhà xã hội học ngày càng thừa nhận rằng chỉ có thể nghĩ đến xã hội khi gắn với chủ thể con ngƣời; bởi vì xã hội là do con ngƣời tạo ra, và nó tạo ra xã hội là để nhằm phục vụ cho sự sinh tồn của mình. Do đó, phúc lợi con

16

ngƣời có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, theo nghĩa vừa là cứu cánh vừa là điều kiện tồn tại của xã hội. Phúc lợi, đó là sự sinh tồn mang tính tự nhiên, xã hội và con ngƣời, đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu mang tính cơ bản và phát triển của con ngƣời (Bùi Thế Cƣờng 2002. Bùi Thế Cƣờng 2010b, bài viết: Các lý thuyết về hành động xã hội).

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của dân cư Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)