KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của dân cư Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 113 - 118)

III Chung theo nhóm ngũ vị phân

6 Dành thêm tiền cho ăn uống, may mặc trong gia đình 18,1 4,

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN

Đề tài đặt mục đích thiết kế một hệ chỉ báo về cơ cấ ội, phúc lợi và lối sống; trên cơ sở đó thu thập dữ liệu có hệ thống về một số đặc trƣng của cơ cấu phân tầng xã hội, lối sống và phúc lợi của cƣ dân TPHCM hiện nay; dựa trên bộ số liệu thu thập đƣợc tiến hành mô tả và phân tích thực trạng của ba lĩnh vực trên, cũng nhƣ các mối tƣơng quan giữa chúng; từ đó đề xuất kiến nghị liên quan đến cơ cấ ng xã hội, phúc lợi và lối sống, phục vụ công tác quản lý phát triển của Thành phố. Bộ số liệu bao gồm hồ sơ của 1.080 hộ gia đình đang sinh sống tại 30 xã phƣờng thị trấn thuộc 24 quận huyện của Thành phố. Bộ số liệu bao gồm 42 câu hỏi tổng hợp (khoảng 200 câu hỏi chi tiết).

Kết quả thu thập và phân tích số liệu cho thấy, về cơ bản, Đề tài đã đạt đƣợc mục đích đề ra. Đề tài thu thập đƣợc lƣợng thông tin phong phú về các chủ đề nghiên cứu và phác họa đƣợc một bức tranh mang tính định lƣợng về phân tầng xã hội, phúc lợi và lối sống của cƣ dân TPHCM.

TPHCM là một thành phố về cơ bản là nơi sinh sống của ngƣời Việt, nhƣng cũng là một thành phố đa dân tộc. TPHCM cũng là một thành phố có tôn giáo tính cao và dân cƣ mang tính mộ đạo. TPHCM là một xã hội phổ biến có nhiều tầng lớp trung lƣu, với đặc trƣng nổi bật là kinh doanh tƣ nhân, dịch vụ, chuyên viên kỹ thuật. Đây là một số đặc trƣng làm nên bản sắc xã hội và văn hóa của Thành phố.

Ngƣời dân TPHCM có điều kiện kinh tế và mức sống tƣơng đối tốt. Trong 5-10 năm qua, các điều kiện sống đƣợc cải thiện đáng kể. Đặc biệt TPHCM có nhiều

99

biểu hiện thể hiện sự gắn kết bƣớc đầu với “nền kinh tế mới” (máy vi tính, nối mạng internet, truyền hình cáp). Mức độ hài lòng với công việc và đời sống gia đình chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao trong các hộ gia đình.

Cƣ dân TPHCM có mức tiêu dùng văn hóa khá cao và gắn với những dạng tiêu dùng văn hóa mang tính đặc trƣng cho xã hội hiện đại. Các gia đình ở Thành phố cũng tích cực tham gia sinh hoạt và đóng góp cho tổ dân phố.

Giao tiếp xã hội và định hƣớng giá trị của các tầng lớp cƣ dân Thành phố còn biểu hiện khá rõ rệt tính truyền thống. Nhƣng sự khác biệt giới trong định hƣớng giá trị không rõ rệt, mặc dù trong một số quan niệm về hôn nhân vẫn tồn tại những phân biệt đối xử nhất định giữa nam và nữ.

Một mặt, đa số lớn có đánh giá lạc quan về triển vọng phát triển của đất nƣớc và đời sống của ngƣời dân. Nhƣng mặt khác, cũng một đa số lớn lo lắng về hàng loạt vấn đề xã hội và đạo đức đang có xu hƣớng ngày càng nổi cộm.

Đối với những vấn đề xã hội quan trọng (chẳng hạn ở đây là biến đổi khí hậu), tỷ lệ cƣ dân Thành phố biết và quan tâm là chƣa cao. Nhƣng cƣ dân Thành phố đã thể hiện khá rõ ý thức về mối liên đới (trách nhiệm) giữa cá nhân mình với những vấn đề chung nhƣ vậy và có niềm tin về ảnh hƣởng của cá nhân đến những vấn đề chung.

Sự khác biệt theo địa bàn và đặc biệt là giai tầng xuyên suốt mọi khía cạnh của đời sống. Trong một số khía cạnh quan trọng, sự khác biệt là đáng kể. Điều này thể hiện ở sự khác biệt về tài sản, thu nhập, học vấn, sự hài lòng với công việc và cuộc sống, tiêu dùng văn hóa, hình dạng thay đổi cuộc sống. Nhƣng trong hàng loạt khía

100

cạnh khác, sự khác biệt giữa các giai tầng là không rõ rệt, thể hiện mức độ bình đẳng và đồng thuận khá cao trong dân cƣ Thành phố. Đó là các lĩnh vực về tiếp cận và thụ hƣởng cơ sở hạ tầng, tiếp cận các phúc lợi, giao tiếp xã hội, tham gia xã hội, định hƣớng giá trị.

Trong những khác biệt giai tầng, đáng chú ý nhất là khác biệt về tài sản và thu nhập. Mức bất bình đẳng thu nhập ở Thành phố đã rất cao, thể hiện trong mức độ chênh lệch thu nhập giữa ba giai tầng và giữa năm nhóm ngũ vị phân (nhóm 20%). Sự khác biệt trong việc hƣởng thụ chiếc bánh thu nhập xã hội là quá lớn, nhóm 20% giàu của Thành phố chiếm hữu 60%, trong khi nhóm 20% nghèo chỉ đƣợc hƣởng 4,25% chiếc bánh thu nhập.

TPHCM 10 năm qua có khoảng 30% hộ gia đình có cuộc sống không biến động đáng kể, khoảng 55% thay đổi theo chiều hƣớng tích cực, khoảng 15% thay đổi theo chiều hƣớng đi xuống.

4.2. KIẾN NGHỊ

Thứ nhất, các đặc trƣng của cơ cấu xã hội TPHCM cần đƣợc nghiên cứu có tính hệ thống và chuyên nghiệp, để có thể cung cấp những thông tin và tri thức có chất lƣợng và độ tin cậy cao, cũng nhƣ dẫn đến những kiến nghị sâu sắc hơn cho các nhà quản lý. Đó là những đặc trƣng về học vấn, dân tộc, tôn giáo, giới, về tính trung lƣu trong cơ cấu xã hội của Thành phố. Đặc biệt cần những đề tài liên quan đến dân tộc và tôn giáo, làm rõ cơ cấu xã hội bên trong của các nhóm/ cộng đồng dân tộc và tôn giáo, đồng thời làm rõ mối liên kết và hội nhập của các nhóm và cộng đồng này trong cơ cấu xã hội chung.

101

Thứ hai, cần xây dựng các chỉ số liên quan đến cơ cấu phân tầng xã hội, phúc lợi, văn hóa-lối sống, và dƣ luận xã hội, và tiến hành thu thập những chỉ số này một cách có hệ thống theo thời gian. Nếu điều này đƣợc thực hiện có hệ thống và chuyên nghiệp, ta sẽ có đƣợc những thông tin bổ ích và tin cậy phục vụ cho công tác quản lý của Thành phố.

Thứ ba, Thành phố cần rà soát lại các chính sách liên quan đến lát cắt nhóm xã hội- nghề nghiệp và giai tầng, làm cho các chính sách này mang tính nhạy cảm giai tầng hơn nữa (đáp ứng theo lát cắt giai tầng). Trên cơ sở đó điều chỉnh quan hệ giai tầng và cơ cấu xã hội, góp phần vào việc hình thành những cơ cấu xã hội phù hợp với ổn định và phát triển.

Thứ tƣ, do tầm quan trọng của sự chênh lệch về tài sản và thu nhập giữa các nhóm xã hội và giai tầng trong bộ khung kết cấu xã hội, nên những chênh lệch này cần đƣợc thƣờng xuyên giám sát chặt chẽ và có những giải pháp điều chỉnh mạnh mẽ. Một khi sự chênh lệch này đã đƣợc tạo ra, sẽ rất khó khăn và mất nhiều chi phí cũng nhƣ thời gian để thu hẹp khoảng cách. Thậm chí, đến một mức độ nhất định, xã hội và Nhà nƣớc sẽ mất khả năng điều chỉnh và tạo ra đƣợc bất kỳ một thay đổi nào, do sự kháng cự của những nhóm xã hội mà hiện trạng phân tầng phù hợp với lợi ích và nhận thức của họ. Về mặt này, mức độ bất bình đẳng trong dân cƣ Thành phố đã rất cao.

Thứ năm, sự đan xen và kết hợp giữa việc chấp nhận tính hiện đại và duy trì tính truyền thống trong văn hóa-lối sống của cƣ dân TPHCM là một đặc trƣng quý báu, đóng góp quan trọng vào sự ổn định và phát triển. Thành phố cần chú trọng hơn đến việc vận dụng đặc trƣng này vào chính sách quản lý và phát triển. Đồng thời,

102

cần đầu tƣ nhiều hơn cho những nghiên cứu chuyên sâu để hiểu rõ hơn những cơ chế và cách thức thúc đẩy xu hƣớng này.

Thứ sáu, Thành phố cần đẩy mạnh hơn nữa công việc truyền thông đối với những công việc và vấn đề quan trọng của Thành phố cũng nhƣ đất nƣớc, tập trung nhiều hơn vào việc thúc đẩy thái độ và niềm tin tích cực xã hội vốn có trong cƣ dân Thành phố.

Thứ bảy, sự đồng thuận tƣơng đối cao trong các thái độ và đánh giá của các tầng lớp dân cƣ Thành phố, nhƣ cuộc khảo sát cho thấy, là một nguồn vốn xã hội quý báu hiện nay của Thành phố, cần đƣợc phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Điều này cũng bao hàm việc tiến hành thêm những nghiên cứu xã hội có chất lƣợng nhằm hiểu rõ hơn trạng thái của nguồn vốn này và tìm ra những cách thức sử dụng hiệu quả nguồn vốn xã hội đó.

103

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của dân cư Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 113 - 118)