II Ba giai tầng xã hội 1 Tầng trên (1+2+3+4) 32,2 19,7 17,
14 Đi học nâng cao kiến thức, kỹ năng sống 95,6 1,9 2,
15 Đi du lịch 71,2 28,6 0,1
16 Đi lễ (chùa, nhà thờ, đền, thánh đƣờng) 21,2 66,1 12,7 Chú thích: Thỉnh thoảng: vài lần/ tháng hay vài lần/năm. Thƣờng xuyên: gần nhƣ mỗi ngày hay Chú thích: Thỉnh thoảng: vài lần/ tháng hay vài lần/năm. Thƣờng xuyên: gần nhƣ mỗi ngày hay vài lần/tuần.
3.4.1.6. Thăm viếng nơi thờ cúng
Phải chăng có thể nói rằng ngƣời dân TPHCM là khá mộ đạo, khi chỉ có 21,2% nói rằng họ hầu nhƣ không đi lễ. Gần 13% đi lễ thƣờng xuyên (hàng ngày hoặc vài lần trong tuần). Có 22,4% ở mức độ khá thƣờng xuyên (vài lần trong tháng). Gần 40%
76
đi lễ vài lần trong năm. Mức độ đi lễ tăng từ khu vực ngoại thành đến khu quận mới và sau đó là khu quận cũ. (Xem Phụ Lục Bảng 4.1.17).
3.4.2. Tham gia xã hội
Tham gia xã hội là một chỉ báo quan trọng thể hiện lối sống con ngƣời. trong nghiên cứu này, chúng tôi đo mức độ tham gia xã hội thông qua ba biến số: mức độ đi họp tổ dân phố, tham gia các họat động do địa phƣơng phát động, và họat động tình nguyện.
3.4.2.1. Họp tổ dân phố
Hơn 90% hộ gia đình đƣợc khảo sát có tham dự các cuộc họp tổ dân phố, trong đó hơn 70% tham dự đầy đủ. Tỷ lệ không tham dự ở khu quận cũ là thấp (5%), con số này tăng lên 7% ở khu quận mới và 14,4% ở ngoại thành. (Xem Phụ Lục Bảng 4.2.1).
3.4.2.2. Tham gia hoạt động ở địa phƣơng
Cuộc khảo sát thu thập thông tin về việc hộ gia đình tham gia đóng góp tiền, đóng góp công sức và đóng góp ý kiến. Gần 90% có đóng góp tiền, khoảng 12% có đóng góp công sức, và 23% có đóng góp ý kiến. Hơn 10% hộ gia đình đƣợc hỏi nói họ không tham gia bất kỳ một kiểu đóng góp nào. Mức độ có đóng góp tiền tăng từ 72% ở khu vực ngoại thành lên 88,4% ở khu quận mới và 93% ở khu quận cũ. Tỷ lệ không tham gia đóng góp bất kỳ hình thức nào ở khu vực ngoại thành lên tới 16,7%, khu quận mới là 4,8% và khu quận cũ là 3,8%. Về mặt giai tầng, tỷ lệ tầng cao có đóng góp tiền là 92,4%. Con số này ở tầng giữa là 88% và tầng dƣới là
77
71,6%. Không có sự khác biệt rõ rệt trong việc đóng góp công sức và ý kiến giữa các tầng. Nhƣng các tầng bên dƣới có xu hƣớng tham gia công sức nhiều hơn tầng cao. Tỷ lệ không tham gia đóng góp dƣới bất kỳ một hình thức nào là 3,8% trong tầng cao lên tới 6,8% trong tầng giữa và 15,8 trong tầng dƣới. (Xem Phụ Lục Bảng 4.2.2 và 4.2.6).
3.4.2.3. Tham gia hoạt động tình nguyện
Trong những ngƣời đƣợc phỏng vấn, 15% nói rằng bản thân họ hoặc ngƣời trong gia đình có tham gia hoạt động tình nguyện. Không có sự khác biệt theo địa bàn hay giai tầng. (Xem Phụ Lục Bảng 4.2.4 và 4.2.8).
3.4.3. Định hƣớng giá trị
Trong nghiên cứu văn hóa hoặc lối sống, một chủ đề quan trọng là tìm hiểu các định hƣớng giá trị. Trong phần này, chúng tôi trình bày kết quả về một số định hƣớng giá trị trong cƣ dân TPHCM.
3.4.3.1. Giá trị gia đình
Cuộc khảo sát đã đƣa ra một số nhận định liên quan đến giá trị và chuẩn mực gia đình sau đây:
o Nếu một đứa trẻ bị cha mẹ ngƣợc đãi khi còn trẻ, thì khi trƣởng thành đứa trẻ ấy vẫn nên vâng lời cha mẹ mình.
o Gia đình quan trọng hơn tất cả mọi thứ khác.
78
Bảng 18 cho thấy, đối với nhận định đầu tiên, 63,5% ngƣời đƣợc hỏi đồng ý với quan điểm nhƣ vậy, còn 36,4% không đồng ý. Tỷ lệ đồng ý tăng dần từ cƣ dân ở quận cũ qua quận mới và ngoại thành, lần lƣợt là 60%, 64,2% và 72,4%. Cũng có xu hƣớng tăng từ tầng cao đến tầng thấp hơn: 58%, 58,9% và 64,2%. (Xem Phụ Lục Bảng 4.3.1 và 4.3.4).
Với nhận định thứ hai – gia đình là quan trọng nhất, một đa số áp đảo (94,6%) đồng ý, trong đó “hoàn toàn đồng ý” là 58,3%. Ít khác biệt theo địa bàn và giai tầng. (Xem Phụ Lục Bảng 4.3.2 và 4.3.5). Hỗ trợ cho nhận định trên, đối với nhận định thứ ba - bạn bè thì đáng tin cậy hơn gia đình, cũng một đa số áp đảo phản đối: 93,6%. (Xem Phụ Lục Bảng 4.3.3 và 4.3.6).
3.4.3.2. Giá trị học vấn và nghề nghiệp của con
Bảng 17 mô tả mong muốn về mức học vấn và về nghề nghiệp cho con trai và con gái. Phần lớn ngƣời trả lời (khoảng 62%) mong muốn con mình (cả trai lẫn gái) đạt mức học vấn đại học, khoảng 22% chọn phƣơng án trả lời “tùy con”. Không có sự khác biệt rõ rệt giữa các khu vực và giai tầng. Có nhiều ngƣời ở tầng dƣới và ngoại thành chọn phƣơng án “tùy con” hơn so với các khu vực và giai tầng khác. Cũng không có thái độ phân biệt giữa con trai và gái đối với mức học vấn. (Xem Phụ Lục Bảng 4.4.1, 4.4.4, 4.4.8 và 4.4.11).
Các phƣơng án trả lời về mong muốn nghề nghiệp cho con trai nhƣ sau: chuyên viên bậc cao 33%, chuyên viên bậc trung 6%, quản lý 3%, tùy con 48%. Không có khác biệt lắm với mong muốn nghề nghiệp cho con gái, lần lƣợt các tỷ lệ trên nhƣ sau: 34%, 5%, 1,8%, 48%. Ngƣời trả lời thuộc tầng trên thƣờng lựa chọn các nghề
79
“quản lý” và “chuyên viên bậc cao” hơn so với hai tầng dƣới. Tỷ lệ ngƣời trả lời ở tầng trên muốn con trai làm quản lý hoặc chuyên viên bậc cao là 47,2%. Con số này là 35,4% ở tầng giữa và 32,6% ở tầng dƣới. Xu hƣớng này cũng thấy ở mong muốn nghề nghiệp cho con gái. (Xem Phụ Lục Bảng 4.4.2 và 4.4.5, 4.4.9 và 4.4.12).
Bảng 17. Mong muốn của ngƣời trả lời về học vấn, nghề nghiệp và lý do chọn nghề cho con trai và con gái, TPHCM 2010, %
TT Mong muốn và lý do lựa chọn Con trai Con gái