II Ba giai tầng xã hội 1 Tầng trên (1+2+3+4) 32,2 19,7 17,
3.1.4. Thành phố Hồ Chí Min h Một xã hội phổ biến nhiều tầng lớp trung lƣu: Tóm tắt và kiến nghị
lƣu: Tóm tắt và kiến nghị
Tƣơng tự các thống kê và những nghiên cứu khác, cuộc khảo sát này cho thấy TPHCM là một thành phố về cơ bản gồm tộc ngƣời Việt, nhƣng tỷ lệ ngƣời Hoa là khá cao. Đáng chú ý là ngƣời Hoa và các tộc ngƣời khác chủ yếu sống tập trung ở khu vực các quận cũ (chiếm gần 15% dân số khu vực này).
TPHCM cũng là một thành phố có tôn giáo tính cao so với nhiều thành phố khác trong nƣớc (40% hộ gia đình đƣợc nghiên cứu tự nhận theo một tôn giáo). Tỷ lệ gia đình theo đạo Phật lên tới ¼ và theo Thiên Chúa lên tới 14%. Và cũng tập trung ở khu vực nội thành nhiều hơn so với ngoại thành. Điều này gợi ý rằng khía
42
cạnh dân tộc và tôn giáo hoặc các nhóm dân tộc và tôn giáo ở TPHCM cần đƣợc nghiên cứu nhiều và sâu hơn. Và trong trƣờng hợp đó, nên chăng cần tập trung nghiên cứu ở khu vực các quận cũ.
Sự phân tích cơ cấu xã hội-nghề nghiệp và giai tầng cho thấy TPHCM là một xã hội phổ biến nhiều tầng lớp trung lƣu (hay xã hội của những giai tầng trung lƣu, middle class), với đặc trƣng nổi bật là kinh doanh tƣ nhân, dịch vụ, chuyên viên kỹ thuật. Đây chính là một đặc trƣng quan trọng làm nên bản sắc xã hội và văn hóa của Thành phố. Điều này cũng gợi ý rằng, với tính chất là một nguồn lực văn hóa và xã hội, tính chất trung lƣu của Thành phố cần đƣợc mở rộng và đào sâu nghiên cứu hơn nữa. Nếu nhƣ sự hiểu biết về nguồn vốn (kinh tế, tài chính) có tầm quan trọng khá quyết định trong kinh tế học và chính sách kinh tế, thì việc hiểu rõ hơn tính chất và nguồn lực xã hội này cũng có ý nghĩa to lớn đối với nhận thức khoa học xã hội, chính trị và chính sách xã hội.