1. Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác.:
- Phần Tiểu dẫn nêu hoàn cảnh và mục đích sáng tác của Tuyên ngôn độc lập
+ Trên thế giới: Cuộc đại chiến lần thứ hai đang ở giai đoạn kết thúc. Hồng quân Liên Xô đã tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức. Ở phương Đông phát xít Nhật đã đầu hàng vô điều kiện đồng minh.
+ Trong nước: Cả nước nỗi dậy giành chính quyền (19/8 ở Hà Nội, 23/8 ở Huế, 25/8 ở Sài Gòn)
- Ngày 26/8 Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, trong gia đình ông bà Nguyễn Văn Bô yêu nước, Bác đã soạn thảo Bán tuyên ngôn này. Trong khi ở phía Bắc, 22 vạn quân Anh tiến vào tước vũ khí quân Nhật. Đứng sau Tưởng là đế quốc Mĩ. Phía Nam 18 vạn quân Anh tiến vào. Nấp sau chúng là thực dân Pháp, bọn phản
Hoạt động của giáo viên
và học sinh Yêu cầu cần đạt
- Nêu bố cục của bản tuyên ngôn và ý của mỗi đoạn?
- Nhận xét về bố cục? - Xác định chủ đề văn bản? (Hs thảo luận, trả lời
Gv nx, nêu khái quát)
- Theo chủ đề đã nêu và trên cơ sở văn bản, anh (chị) thấy có mấy vấn đề lớn cần đọc hiểu?
Gv nêu vấn đề, có gợi ý Học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày
Nhóm khác có thể bổ sung
động việt gian. Lúc này, Anh, Pháp Mĩ mâu thuẫn với Liên Xô. Anh, Mĩ sẵn sàng nhân nhượng, Pháp trở lại xâm lược Việt Nam. Bác viết bản tuyên ngôn trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài đang bao vây nhòm ngó. Đặc biệt, thực dân Pháp tung dư luận: Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Pháp đã công khai hoá. Khi nhật đầu hàng đồng minh thì Đông Dương phải trả lại cho Pháp. Bản tuyên ngôn ra đời trong âm mưu trắng trợn của thực dân Pháp. Mặt khác bản tuyên ngôn ra đời trong khao khát của 25 triệu đồng bào và lòng yêu nước cháy bỏng, lí tưởng cao cả của Hồ Chí Minh.
- Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc trước quốc dân đồng bào và thế giới. Bác đại diện cho cách mạng vô sản mở nước, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà
- Bản tuyên ngôn thể hiện lập trường nhân đạo chính nghĩa, nguyện vọng hoà bình cũng như tinh thần quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của nhân dân Việt Nam.
- Bản tuyên ngôn thực sự là cuộc đấu lí, tranh luận ngầm với thực dân Pháp, xoá bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của thực dân Pháp trên đất nước ta, mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự do và CNXH.
2. Văn bản
a. Bố cục
- Văn bản chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: (Từ đầu đến “đó là lẽ phải không ai cí thể chối cãi được”): Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn
+ Đoạn 2: (Tiếp đó đến “Dân tộc đó phải được độc lập”: Kể tội quân giặc, thể hiện lập trường chính nghĩa nhân đạo, khẳng định công lao của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp chống đế quốc và phát xít. Đồng thời tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà
+ Đoạn 3: (Còn lại): Thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ độc lập tự do đã giành được.
- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ. Ở mỗi phần đều có luận điểm chính và được triển khai bằng cách lập luận chặt chẽ.
b. Chủ đề
Bác nêu rõ cơ sở pháp lí. Từ đó, Người vạch tội bọn thực dân Pháp, bác bỏ luận điệu trắng trợn, tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ, xoá bỏ hiệp định mà Pháp đã kí ở Việt Nam. Đồng thời Bác tuyên bố dựng nước, bày tỏ niềm tin và quyết tâm giữ gìn bảo vệ độc lập tự do.
+ Một là cơ sở pháp lí, đấy là mệnh đề chính nghĩa của bản tuyên ngôn.
Hoạt động của giáo viên
và học sinh Yêu cầu cần đạt
- Mở đầu bản TN có điều gì đặc biệt? Bác dẫn 2 bản TN của Pháp, Mĩ nhằm mục đích gì?
- Cách viết của Bác khéo léo, kiên quyết, sáng tạo, hãy phân tích?
(Hs thảo luận, trả lời
Gv nhận xét, nêu khái quát)
Em hiểu như thế nào về cơ sở pháp lí ấy?
+ Hai là tranh luận ngầm với thực dân để phủ nhận vai trò của chúng trên đất nước ta và tuyên bố dựng nước. Đồng thời bày tỏ niềm tin với Đồng minh và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới.
+ Ba là thể hiện rõ quyết tâm của dân tộc.