II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh (20’)
2. Niềm vui của dân khi được giải phóng (5’)
- Niềm vui của nhân dân khi được giải phóng đã được miêu tả: Hôm nay Cao - Bắc - Lạng cười vang
….
Ruộng sẽ không thành nơi máu chảy từng vùng
- Niềm vui ấy không của riêng ai. Nhân dân, bộ đội, tất cả mọi người. Nhưng vui nhất là nhân vật trữ tình. Nhà thơ cất tiếng gọi: Mẹ Cao - Lạng hoàn toàn giải phóng
…
Người đông như kiến, súng đầy như củi - Người con ấy còn động viên, ai ủi mẹ: Mặt trời lên! Sáng rõ rồi mẹ ạ
….
Đuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ
- Khi diễn tả nỗi đau cũng như niềm vui sướng, nhà thơ diễn tả bằng hình ảnh theo cách nói của đồng bào dân tộc. Đó là những hình ảnh
Hoạt động giáo viên
và học sinh Yêu cầu cần đạt
HS đọc phần TD Gv- Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? Nêu tóm tắt những điều cần lưu ý.
- Tác giả (cuộc đời, sự nghiệp) - Văn bản
(Hs thảo luận, t/lời Gv nhận xét, nêu ý cơ bản)
Nêu hoàn cảnh sáng tác và vị trí bài thơ?
cụ thể, gần gũi.
Đây là nỗi đau “Mấy năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy”, nhớ đấy chứ nhưng vì không có điều kiện để mà ăn tết. Đây là tết Thượng nguyên, tết Trung nguyên (hạ nguyên 10 – 10 âm lịch) Đây là niềm vui: Hổ không dám đẻ con trong vườn chuối
Quả trong vườn không lo tự chín, tự rung
Cách nói sinh động mà cụ thể như tâm hồn chân chất của họ.
B.Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) (20’) I. Tìm hiểu chung (5’)
1. Tác giả
+ Ngày sinh, mất, quê, gia đình Chế Lan Viên sinh năm 1920 và mất 1989, tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan. Quê xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Từ năm 1927, gia đình chuyển vào An Nhơn, Bình Định.
+ Sự nghiệp văn chương (SGK)
+ Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại. Con đường thơ Chế Lan Viên trải qua nhiều chặng đường với những bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng và tìm tòi đổi mới về nghệ thuật. Với tập thơ Điêu tàn (1937) “Chế Lan Viên đã đột ngột xuất hiện ra giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị” (Hoài Thanh). Với tập thơ Điêu Tàn, Chế Lan Viên thể hiện tư duy độc đáo, trí tưởng tượng phong phú, những hình ảnh mới lạ của thế giới thần bí và sớm đi vào bế tắc. Cách mạng tháng Tám 1945 đã hồi sinh cho hồn thơ Chế Lan Viên. Ông “từ chân trời của một người đến với chân trời của nhiều người”, “từ thung lũng đau thương đến với cánh đồng vui”. Thơ ông thực sự đã gắn với cuộc sống nhân dân và đất nước. Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, thơ Chế Lan Viên chuyển mạch thơ theo khuynh hướng sử thi và chính luận, bám sát thời sự, cổ vũ chiến đấu, ngợi ca Tổ quốc và nhân dân. Từ 1975 trở về sau, thơ Chế Lan Viên gắn với đời sống thế sự, trăn trở của cái tôi trước cuộc đời.
Đặc điểm thơ Chế Lan Viên là chất suy tưởng triết lí, mang vẻ đẹp trí tuệ và phong phú, đa dạng về hình ảnh
2. Bài thơ “Tiếng hát con tàu”
a. Nêu hoàn cảnh sáng tác và vị trí bài thơ:
- Bài thơ lấy cảm hứng từ một sự kiện kinh tế - xã hội ở miền Bắc. Đó là cuộc vận động nhân dân miền xuôi đi khai hoang và phát triển kinh tế ở Tây Bắc những năm 1958 – 1960
- Về hoàn cảnh riêng, xuất phát từ lòng biết ơn, sự gắn bó với nhân dân của hồn thơ và tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng, nơi sáng tạo nghệ thuật của mình. Chế Lan Viên đã viết bài thơ này. Bài thơ rút trong tập Ánh sáng và phù sa (1960).
Hoạt động giáo viên
và học sinh Yêu cầu cần đạt
Gv: - Hình ảnh TB và “con tàu” có ý nghĩa gì?
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ?
(Hs thảo luận, t/lời Gv nxét, nêu ý chính)
- Em có nhận xét gì về lời mời gọi lên đường?
- Lí do lên đường là gì? Lí giải?
b. Bố cục
- Bài thơ chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1 gồm 2 khổ đầu “con tàu này…trên kia” -> sự trăn trở và mời gọi lên đường
+ Đoạn 2 tiếp đó đến “nhớ mùi hương” (9 khổ) -> Khát vọng được trở về với nhân dân, gợi những kỉ niệm kháng chiến đầy nghĩa tình thắm thiết.
+ Đoạn 3 còn lại (4 khổ) -> khúc hát lên đường đầy sôi nổi say mê.