Đọc hiểu văn bản (15’)

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn cơ bản lớp 12 (hay) (Trang 101 - 106)

1. Khổ thơ đề từ

+ Lòng ta hoá những con tàu -> con tàu là biểu tượng những khát vọng ra đi, lên đường đến với nhân dân, đất nước.

+ Tây Bắc, địa danh gọi chung miền đất Tây Bắc (Bắc Bộ) nó còn là biểu tượng những miền xa xôi của Tổ quốc. Nó giữ bao kỉ niệm, một thời gian lao, kháng chiến. Nó cũng là nơi trở về với lòng mình, tâm hồn mình với tình cảm sáng trong, gắn bó sâu nặng, cùng nhân dân, đất nước.

- Nhan đề:

Tiếng hát con tàu: Con tàu là biểu tượng khát vọng. Tâm hồn con người hướng về, gắn bó với Tây Bắc. Nên tiếng hát con tàu là tiếng hát của lòng ta. Tấm lòng ấy như thế nào, ta tìm hiểu tiếp.

2. Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường

“Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng”

Hỏi người cũng chính là hỏi mình, hướng lòng mình đến với Tây Bắc. Hàng loạt vấn đề đặt ra.

+ Bạn bè đi xa, đến với những miền đất xa lạ của Tổ quốc trong đó có Tây Bắc. Anh ở lại ư? Ở Hà Nội giữa niềm vui riêng của mình sao? Cuộc đời đang cần có sự hoà nhập với cộng đồng. Hình ảnh “tàu đói những vầng trăng” là một ẩn dụ “Vành trăng” gợi ra sự trong trẻo của cuộc sống êm ả, hạnh phúc ấy. Hỏi rồi tự giải bày: Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp

….

Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia

- Sự đối lập giữa “mênh mông” >< “nhỏ hẹp” “thơ”>< lòng đóng khép

Sự giải bày trăn trở càng làm cho lời mời chào, giục giã trở nên thôi thúc. Những câu hỏi vì thế cứ tăng dần lên nghe da diết đau đáu một nỗi niềm.

- Chế Lan Viên viết bài thơ này khi đất nước đã trải qua vài năm hoà bình, kháng chiến và trở thành hoài niệm không thể nào quên. Với Chế Lan Viên và lớp nhà thơ tiền chiến thì cuộc kháng chiến chống Pháp là thời kì diễn ra sự lột xác của họ để đến với kháng

Hoạt động giáo viên

và học sinh Yêu cầu cần đạt

- Niềm vui được trở về TB được tác giả diễn tả ntn?

- Nhận xét về những h/a trog đoạn, những BPNT?

- Hình ảnh con người VB hiện lên ntn? (Hs thảo luận, t/lời Gv nxét, nêu ý chính)

- Nhận xét về giọng điệu, từ ngữ, h/a

chiến, nhân dân, đến với con đường nghệ thuật, gắn bó với cách mạng. Lời mời gọi giục giã có ý nghĩa vô cùng. Đây là lời gọi bạn, gọi đời và gọi cả chính mình.

3. Niềm vui khi được về với nhân dân, gợi những kỉ niệm, đầynghĩa tình thắm thiết nghĩa tình thắm thiết

- Niềm vui của người nghệ sĩ khi được trở về với nhân dân bộc lộ: “Con về với nhân dân …cánh tay đưa”

Nhà thơ sử dụng so sánh tu từ tầng bậc. Cái so sánh là con gặp lại nhân dân. Đối tượng so sánh lần lượt là nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, đứa trẻ thơ đói gặp sữa, chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa.

Niềm vui trào ra trong cảm xúc đến với mọi cảnh vật trong đời sống của tự nhiên và con người. Mỗi một đối tượng gợi ra một ý nghĩa. + Nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa -> khao khát trở về trở về với cuộc sống quen thuộc, bộc lộ niềm vui và hạnh phúc.

+ Trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng -> là trở về với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống, của hạnh phúc trong nuôi dưỡng và cưu mang, che chở, giữ gìn. Còn có niềm vui nào hơn khi con người ý thức được điều đó.

- Từ những câu thơ của đoạn trên đã khẳng định lòng biết ơn: Ơi kháng chiến! Mười năm…đủ sức soi đường”

Và chính cuộc kháng chiến đã “làm thay đổi đời tôi, làm thay đổi thơ tôi” (Chế Lan Viên).

- Từ đó, Chế Lan Viên gợi lại những hình ảnh tiêu biểu cho sự hi sinh và nghĩa tình thắm thiết của nhân dân trong kháng chiến. Đấy là hình ảnh bà mẹ.

* “Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc”

Ngọn lửa soi tỏ mái tóc người già. Ngọn lửa ấm tình mẹ che chở cho con.

“Con nhớ anh con”, “con nhớ em con”, “anh bỗng nhớ em”. Tác giả khắc hoạ hình ảnh những con người với những hi sinh thầm lặng, lớn lao, tình thương và sự che chở giữgìn, đùm bọc. Chế Lan Viên đã kết hợp giữa bút pháp tả thực giàu liên tưởng bất ngờ, làm nên hình ảnh đẹp, mới lạ: “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét …..đất lạ hoá quê hương”. Những câu thơ hun đúc như những câu châm ngôn, triết lí. Nó diễn tả qui luật tình cảm và được đón nhận bằng sự rung động của trái tim.

4. Khúc hát lên đường

- Giọng điệu, âm hưởng lôi cuốn, nó dồn dập bay bổng Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?...

Hoạt động giáo viên

và học sinh Yêu cầu cần đạt

trong 04 khổ cuối? - Khát vọng lên đường được diễn tả ra sao?

- Tóm lược những nét lớn về ND và NT của toàn bài?

(Hs thảo luận, t/lời Gv nxét, nêu ý chính)

“Em mong mẹ chờ” hay là tiếng gọi của nhân dân, đất nước đã thành sự giục giã, thôi thúc trong lòng. Nó trở thành sự khao khát, không thể chần chừ”:

Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội ..đỏ trăm ga”

Con tàu mộng tưởng đã lăn bành vào thực tế đời sống, nó đến với “Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào”

Nó đến với nơi mà chính con người đã được tôi luyện thử thách “Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa”

Đấy là ngọn nguồn của mọi sáng tạo nghệ thuật: “Nay trở về, ta lấy lại vàng ta”

Hình ảnh được lấy làm ẩn dụ: Mùa nhân dân, vàng, vầng trăng, mặt hồng em… không làm át đi cái tình của nhà thơ. Bài thơ đã đạt tới sự nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và suy tưởng. Đây là đặc điểm thơ Chế Lan Viên những năm 60 của thế kỉ XX.

* Củng cố - HDVN (5')

- Củng cố: ND và NT của 02 bài đọc thêm.. - HDVN: Học bài cũ.

Chuẩn bị bài mới: Đò Lèn (Nguyễn Duy). + Tuổi thơ của nhân vật “Tôi”

+ Hình ảnh người bà.

Tiết 35

Ngày soạn 26/10/2009

Đọc th ê m: DỌN VỀ LÀNG (Nông Quốc Chấn)

TIẾNG HÁT CON TÀU (Chế Lan Viên) ĐÒ LÈN (Nguyễn Duy) ĐÒ LÈN (Nguyễn Duy)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Như tiết 34

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN

Như tiết 34

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (5'): Cảm nhận về khổ thơ đề từ trong Tiếng h át con tàu? 3. Bài mới

Hoạt động giáo viên

Tiết 36

Ngày soạn 26/10/2009

THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS: - Củng cố và nâng cao nhận thức về 1 số phép tu từ cú pháp (lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen), đặc điểm và tác dụng của chúng.

- Biết p.tích các phép tu từ cú pháp trong VB và biết sử dụng chúng khi cần thiết.

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN

1. Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở

2. Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Giáo án… Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, TLTK…

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (5'): Hình ảnh người bà trong Đò Lèn của Nguyễn Duy? 3. Bài mới

Hoạt động giáo viên

và học sinh Yêu cầu cần đạt

Gv hướng dẫn Hs làm các BT trong SGK - Hãy xác định câu có lặp cú pháp và phân tích kết cấu cú pháp đó, phép lặp đó có tác dụng như thế nào? - Hãy xác định câu có lặp cú pháp và phân I. Phép lặp cú pháp (15’)

Câu 1: Lặp cú pháp: “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải của Pháp nữa”

- Phần a:

+ Sự thật là, dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải Pháp.

- Lặp cú pháp:

+ Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần trăm năm để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.

+ Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà.

- Sự lặp lại cú pháp có tác dụng khẳng định cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta. Đối tượng của cuộc cách mạng đó là đế quốc và phong kiến.

- Phần b:

Có 2 sự trùng lặp về cú pháp: + Trời xanh đây là của chúng ta + Núi rừng đây là của chúng ta

Có tác dụng khẳng định chủ quyền của dân ta. + Những cánh đồng

+ Những ngã đường + Những dòng sông

Hoạt động giáo viên

và học sinh Yêu cầu cần đạt

tích kết cấu cú pháp đó, phép lặp đó có tác dụng như thế nào?

- Hãy xác định câu có phép liệt kê và phân tích, phép liệt kê đó có tác dụng như thế nào? - Hãy xác định câu có phép chêm xen và phân tích, phép chêm xen đó có tác dụng như thế nào? Phần c:

Cả ba kết cấu “Nhớ sao…” đều ẩn chủ ngữ. Chủ ngữ là anh cán bộ kháng chiến. Sau hai tiếng nhớ sao được lặp lại ấy là lớp học i tờ, ngày tháng cơ quan, tiếng mõ rừng chiều. Phép lặp này làm hiện lên cuộc sống kháng chiến gian nan mà vẫn lạc quan, gắn bó thân thiết với cảnh, với người Việt Bắc.

Câu 2: Phần a:

- Ở mỗi câu tục ngữ, hai vế đổi nhau chặt chẽ về số lượng tiếng, về từ loại, về kết cấu ngữ pháp của từng vế.

Phần b: Ở câu đối:

Cụ già ăn củ ấu non Chú bé trèo cây đại lớn

Số tiếng ở hai câu bằng nhau. Phép lặp kết hợp với phép đối. Đối từng tiếng, từ loại, nghĩa.

Ở hai câu thơ nôm Đường luật: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chốn lao xao

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn cơ bản lớp 12 (hay) (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w