1. Văn bản khoa học
a. Khái niệm.
Văn bản khoa học gồm ba loại chính: các văn bản chuyên sâu, các văn bản dùng để giảng dạy các môn khoa học, các văn bản phổ biển kiến thức khoa học.
b. Các dạng tồn tại của văn bản KH.
+ Dạng viết: Báo cáo KH, luận văn, luận án…
+ Dạng nói: giảng bài, nói chuyện KH, thảo luận KH… c. Các loại văn bản.
- Loại văn bản KH chuyên sâu - Loại văn bản KH giáo khoa - Loại văn bản KH phổ cập
2. Ngôn ngữ khoa học
- Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học (kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học TN: toán, lí, hoá, sinh…) (Khoa học xã hội nhân văn: văn, sử, địa, triết học, chân lí…)
- Ở dạng viết: Ngoài sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ khoa học, còn có những kí hiệu, công thức sơ đồ, bảng biểu….
Hoạt động giáo viên
và học sinh Yêu cầu cần đạt
- Ở dạng nói: Ngôn ngữ KH có yêu cầu cao về phát âm chuẩn, diễn đạt, có đề cương…
* Củng cố - HDVN (5')
- Củng cố: VBKH, các dạng tồn tại, ngôn ngữ KH. - HDVN: Học bài cũ.
Chuẩn bị bài mới: Phong cách ngôn ngữ khoa học. + Khái niệm, đặc trưng.
+ Chuẩn bị bài tập trong SGK.
Ngày soạn:
Tiết 14
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Như tiết 13
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
Như tiết 13
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5'): Văn bản Kh là gì? Các dạng tồn tại của nó? 3. Bài mới
Hoạt động giáo viên
và học sinh Yêu cầu cần đạt
Gv nêu vấn đề, có gợi ý Học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày
Nhóm khác có thể bổ sung - Phong cách ngôn ngữ khoa học có mấy đặc trưng?