1. Cấu trúc bài thơ (5’)
- Bài thơ có cấu trúc song hành giữa sóng và em. Sóng cũng là em mà em cũng là sóng.
+ Sóng nước xôn xao, triền miên vô tận, gợi sóng lòng em tràn đầy khao khát trước tình yêu đôi lứa
+ Cả bài thơ đoạn nào cũng nói về sóng, miêu tả nhiều về sóng. * Giàu biến thái (dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ…). Đó là
* Sóng có tính cách phức tạp nhưng mang vẻ thống nhất của tự nhiên. Đó là sinh ra từ biển. Sóng là nỗi khát khao của biển, là sự hoà hợp giữa biển và bờ. “Con nào chẳng tới bờ/ Dù muôn vời cách trở”.
+ Âm điệu bài thơ cũng là âm điệu của sóng * Thể thơ năm chữ tạo ra giai điệu sóng vỗ
* hoà trộn âm thanh của sóng vỗ với tâm trạng người con gái đang yêu. Đó là khao khát, nhớ thương, hờn giận. Sóng cũng là em vì lẽ đó.
2. Khổ 1 và 2 (10’)
Hai câu đầu: “Dữ dội... lặng lẽ” tác giả tạo ra tiểu đổi để diễn tả biến thái phức tạp của sóng cũng là tâm trạng của em. Khi tình yêu đến với người con gái, họ có thể sôi nổi, cười, nói, hát suốt ngày.
Hoạt động giáo viên
và học sinh Yêu cầu cần đạt
- Khổ 3 và 4 nói lên điều gì.
Có nhà thơ tự bộc bạch:
Anh yêu em vì sao không biểt rõ
Chỉ biết yêu em, anh thấy yêu đời
Như chim bay tỏa hút khí trời
Như ruộng lúa uống dòng nước ngọt
tình yêu, nhất là tình yêu đôi lứa bao giờ cũng thường trực trong trái tim tuổi trẻ: “Ôi con sóng ngày xưa...Bồi hồi trong ngực trẻ”
Điều đáng nói nhất ở hai khổ thơ này là sự chủ động của người con gái khi yêu: “Sóng không hiểu nổi mình. Sóng tìm ra tận bể”
Chủ động không phải là ngỏ lời mà vươn tới cái cao cả, cái lớn lao.
3. Khổ 3 và 4 (10’)
“Em nghĩ” hai tiếng ấy lặp lại như là sự khám phá, tìm tòi. Em nhận thức được “Sóng bắt đầu từ gió”. Nhưng gió từ đâu? Nào ai biết. Người ta có thể chứng minh nguồn gốc của gió qua ngành khoa học. Nhưng không thể giải thích được nguồn gốc của tình yêu.
Họ yêu nhau. Nhưng hỏi tình yêu bắt đầu từ đâu và tình yêu là gì thì có bao nhiêu cách trả lời.
Nhân vật em trong bài thơ của Xuân Quỳnh cũng cảm nhận thấy điều ấy. Nguồn gốc tình yêu rất lạ lùng. Nó lạ lùng bí ẩn nhưng cũng rất tự nhiên. Không ai có thể tìm thấy câu trả lời tình yêu bắt đầu từ đâu? Tình yêu hấp dẫn là ở chỗ đó. Thơ Xuân Quỳnh sâu sắc và tế nhị vì khát vọng về tình yêu thực sự là nhu cầu tự nhận thức và khám phá.
* Củng cố - HDVN (5')
- Củng cố: Suy nghĩ, quan niệm về tình yêu của XQ. - HDVN: Học bài cũ.
Chuẩn bị bài mới: SÓNG (Xuân Quỳnh). + Hình tượng sóng và em
+ Suy nghĩ và quan niệm về TY của XQ. + Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Tuần 13 Tiết 38 Ngày soạn 3/11/2009 SÓNG Xuân Quỳnh
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Như tiết 37
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở 2. Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Giáo án…
Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, TLTK…
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5'): Suy nghĩ về tình yêu của XQ qua khổ thơ đầu của bài “Sóng”? 3. Bài mới
Hoạt động giáo viên
và học sinh Yêu cầu cần đạt
Hs đọc diễn cảm văn bản
- Hình thức câu thơ có gì đặc biệt?
- Nỗi nhớ trong tình yêu được diễn tả ntn? - Hình tượng sóng có vai trò gì trong khổ thơ này? (Hs t/luận, trả lời Gv nhận xét, nêu ý kq) - Khổ 8 và 9 nhà thơ biểu hiện nội dung gì? - Khát vọng của “em”? - Thế nào là 1 tình yêu đích thực? (Hs t/luận, trả lời I. Tìm hiểu chung II. Đọc hiểu văn bản
4. Ba khổ thơ (5, 6, 7)(20’) Con sóng dưới lòng sâu ....
Dù muôn vời cách trở
- Khổ năm đọng lại một chữ “nhớ” Nhớ:
+ Gắn với không gian dưới lòng sâu, trên mặt nước + Gắn với bờ
+ Không ngủ được + Đến anh
Một tiếng “nhớ” mà nói được nhiều điều. Em đã hoá thân vào sóng. Sóng đã hoà nhập vào tâm hồn em để trở nên có linh hồn thao thức. Hai câu thơ đọng lại điều sâu sắc nhất: “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”.Nhớ cả lúc tỉnh, cả trong vô thức.
Khổ 6, 7 mượn hình ảnh sóng vỗ vào bờ “Con nào chẳng tới bờ” để khẳng định tấm lòng son sắt thuỷ chung. Dù đi đâu vào Nam ra Bắc, em đều nghĩ tới anh, hướng về anh.
5. Hai khổ 8, 9.(15’) Cuộc đời tuy dài thế ...
Để ngàn năm còn vỗ
Khổ thơ thứ tám là khổ khắc khoải tự nhận thức về mình, về tình yêu và hạnh phúc trong cái qui luật muôn thuở của con người.
- Biển vẫn rộng, gió thổi, mây vẫn bay. Những hình ảnh này là biểu hiện sự nhạy cảm với cái vô hạn của vũ trụ. So với cái vô cùng, vô tận ấy, cuộc sống con người thật ngắn ngủi. Một tiếng thở dài nuối tiếc. Nhịp thơ lúc này như lắng xuống, hình ảnh thơ mở ra qua các
Hoạt động giáo viên
và học sinh Yêu cầu cần đạt
Gv nhận xét, nêu ý kq)
từ (đi qua, biển dẫu rộng, bay về xa). Nhận thức, khám phá, thơ Xuân Quỳnh mang đến những dự cảm. Đó là nỗi lo âu, sự trăn trở bởi hạnh phúc hữu hạn của đời người giữa cái vô cùng, vô tận của thời gian.
- Suy nghĩ như thể, thơ Xuân Quỳnh không dẫn người ta đến bế tắc, buồn chán mà thành khát vọng:
“Làm sao được tan ra ...còn vỗ”
Khao khát tình yêu của mình hoà trong tình yêu của mọi người. “Tan ra” không phải mất đi mà hoà giữa cái chung và cái riêng. Tình yêu như thế không bao giờ cô đơn
III. Củng cố
Tham khảo phần ghi nhớ SGK * Củng cố - HDVN (5')
- Củng cố: Quan niệm về tình yêu, khát vọng tình yêu của XQ. - HDVN: Học bài cũ.
Chuẩn bị bài mới: “Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận”.
+ Nắm được các phương thức biểu đạt
+ Biết vận dụng trong những trường hợp cụ thể + Làm bài tập trong SGK
Tiết 39
Ngày soạn 3/11/2009
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP
CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nắm được sự cần thiết phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong văn nghị luận.
- Nắm được cách vận dụng kết hợp các phương thức đó trong một đoạn một bài nghị luận.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
2. Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Giáo án… Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, TLTK…
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5'): Nỗi nhớ trong tình yêu qua khổ thơ 5 của bài thơ SÓNG? 3. Bài mới
Hoạt động giáo viên
và học sinh Yêu cầu cần đạt
Gv nhắc lại một số kiến thức đã học. 6 phương thức biểu đạt chính: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ