1. Chủ đề
Bài thơ miêu tả tâm trạng khát khao, chân thành, tha thiết cuả những người dân nô lệ hướng tới tự do, khi cuộc sống của họ không có tự do, bị bọn phát xít giày xéo.
2. Bài thơ có sự trùng lặp về câu
- Bài thơ có 12 khổ. Câu kết ở mỗi khổ là “tôi viết tên em”. Ở khổ cuối cùng (khổ 12) là “để gọi tên em”. Đây là điệp cấu trúc câu. Nó làm cho cảm xúc tuôn trào, dạt dào, liên tiếp của một tâm trạng khao khát tự do.
+ “Tôi viết tên em” được lặp lại. Vậy tôi là ai? Em là ai?
Tôi là chủ thể trữ tình, cái tôi thi sĩ. Đấy là tác giả Ê-luy-a đang hướng về tự do như với người thân yêu nhất. Song thế chưa đủ. Tôi không chỉ là chủ thể trữ tình, cái tôi thi sĩ mà là tất cả mọi người đang rên siết dưới ách nô lệ của bọn phát xít. Vì thế bài thơ đã trở thành thánh ca trong cuộc kháng chiến chống phát xít Đức. Hiển nhiên “em” là hai tiếng “tự do”, “gọi em” là tự do thể hiện cách xưng hô thân mật. Ý nghĩa hai từ “tự do” càng trở nên sâu sắc. + Động từ “viết” là ghi chép. Có thể hiểu là hành động. Nhà thơ sinh ra để ca ngợi tự do, viết về tự do, chiến đấu hi sinh vì tự do. “Viết là hành động của mọi người để hướng tới tự do, đạt được nguyện vọng sống tự do. Hai tiếng “tôi viết” phải được hiểu như vậy mới nhận ra ý đồ nghệ thuật của tác giả, tạo ra sự đồng cảm lớn lao.
3. Từ ngữ trùng lặp
Từ “trên” được lặp lại nhiều lần, 12 khổ thơ có tới 11 khổ từ “trên” xuất hiện. Tổng 32 từ “trên” trong 11 khổ tiếng Việt từ “trên” là danh từ chỉ phương hướng. Tiếng Pháp gọi “trên” là giới từ. Tương tự như từ “Ha, b” trong tiếng Nga.
Từ “trên” trong văn cảnh (bài thơ) này không chỉ là không gian. Hàng loạt hình ảnh
+ Trên những trang sách +...
+ Trên mấy bức tường ngao ngán
Có tới 17 lần từ trên xuất hiện gắn với không gian, người đọc có thể nhận biết được qua hình ảnh. Nhưng cũng có không gian được viết ra bằng bút pháp siêu thực.
+ Trên hình ảnh rực vàng son + Trên gươm đao người lính chiến ...
+ Trên hi vọng chẳng vấn vương.
Hoạt động giáo viên
và học sinh Yêu cầu cần đạt
- Hãy phân tích và chứng minh?
gian, không gian và thể hiện tâm trạng con người. Đó là không gian, thời gian nghệ thuật.
- Từ “trên” gắn liền với những không gian, thời gian giúp người đọc hiểu sâu thêm về hai chữ “tự do”. Tự do đã trở thành khát vọng cháy bỏng, mong mỏi da diết của con người. Dù ở đâu, đang làm gì, tuổi ấu thơ hay đã trưởng thành, thức cũng như ngủ, quan sát hay suy ngẫm, ở núi non hiểm trở hay theo con tàu lênh đênh trên sóng nước, thậm chí cả lúc nguy nan, tôi đều hướng tới tự do. Tự do là khát vọng lớn, mãnh liệt của con người. Nó càng có ý nghĩa hơn khi nhân dân Pháp đang bị bọn phát xít Đức xâm lược.
* Củng cố - HDVN (5')
- Củng cố: Tình yêu tự do của tác giả. - HDVN: Học bài cũ.
Chuẩn bị bài mới: “Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận”
+ Ôn lại các thao tác lập luận đã học + Làm bài tập trong SGK
Tiết 42
Ngày soạn 10/11/2009
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Củng cổ vững chắc kiến thức, kĩ năng về các thao tác lập luận đã học.
- Nắm vững hơn về nguyên tắc và cách thức kết hợp các thao tác lập luận đó trong 1 VBNL. - Vận dụng vào làm văn viết được một văn bản nghị luận về đời sống cũng như văn học biết sử dụng và kết hợp ít nhất là ba thao tác lập luận.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở
Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, TLTK…
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5'): Tình yêu tự do của tác giả được thể hiện ntn trong bài thơ? 3. Bài mới
Hoạt động giáo viên
và học sinh Yêu cầu cần đạt
GV hướng dẫn HS ôn tập lại những thao tác lập luận đã học - Gv nêu các thao tác lập luận - Hs đưa ra những đặc trưng cơ bản của từng thao tác GV hướng dẫn HS ôn tập lại những thao tác lập luận đã học - Gv nêu các thao tác lập luận - Hs đưa ra những đặc trưng cơ bản của từng thao tác
Câu 1 (15’)
Bảng thống kê các thao tác lập luận
Các thao tác
lập luận Đặc trưng cơ bản
Giải thích
Giúp người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu sắc vấn đề thuộc về đời sống hoặc văn học. Trả lời câu hỏi: ai, cái gì, tại sao, vì sao...
Chứng minh
Kết hợp với lí lẽ, chứng minh là dẫn chứng cơ bản, đúng đắn, toàn diện, đủ sức thuyết phục người đọc, người nghe. Trả lời câu hỏi ntn? Phân tích
Quá trình chia tách, tháo gỡ một vấn đề thuộc về đời sống hoặc văn học để thấy được giá trị nhiều mặt của nó. Quá trình phân tích đòi hỏi vừa chia tách, vừa tổng hợp.
Bình luận
Đòi hỏi người viết phải xác định được vấn đề bình luận. Từ đó khẳng định, mở rộng, bàn bạc, nêu ý nghĩa vấn đề. Thao tác đòi hỏi hiểu biết, có lập trường, chủ kiến rõ ràng.
So sánh
Thao tác nhằm đối chiếu giữa hai hay nhiều sự vật để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau. Người ta có thể so sánh đối tượng có nét tương đồng hoặc đối lập. Muốn so sánh phải đặt cùng một bình diện. Quá trình so sánh là quá trình biết tổng hợp và nâng vấn đề lên ở mức cao hơn, sâu hơn.
Bác bỏ
Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phủ nhận một ý kiến, một vấn đề nào đó thuộc về đời sống hoặc văn học. Lí lẽ, dẫn chứng phải cụ thể đủ sức thuyết phục làm cho đối phương tâm phục, khẩu phục.
Diễn dịch
Từ một vấn đề có tính chất khái quát, bao trùm được triển khai thành những vấn đề cụ thể Qui nạp
Quá trình lập luận ngược với diễn dịch. Nó đi từ những chi tiết cụ thể để cuối cùng rút ra kết
Hoạt động giáo viên
và học sinh Yêu cầu cần đạt
Gv hướng dẫn hs làm các bài tập trong SGK Hs làm việc theo nhóm, đại diện trình bày Gv nhận xét, nêu ý cơ bản Gv hướng dẫn hs làm các bài tập trong SGK Hs làm việc theo nhóm, đại diện trình bày Gv nhận xét, nêu ý cơ bản
luận có tính khái quát, bao trùm. Tổng –
phân - hợp
Lập luận theo quá trình: Từ vấn đề lớn, phân tích ra thành những vấn đề nhỏ, cụ thể (diễn dịch). Sau đó nhìn ở góc độ cao hơn, sâu hơn mà nâng vấn đề lên. Quá trình tổng phân hợp là quá trình diễn ra liên tục
Câu 2: (10’)
Đoạn văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong Tuyên ngôn độc lập, Bác kết hợp các thao tác: phản bác, phân tích, chứng minh. + Hai tiếng “thế mà” Bác phủ nhận toàn bộ việc làm của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hắn với nhân đạo và chính nghĩa”.
+ Để làm rõ ý bác bỏ, người sử dụng chứng minh - Về chính trị
- Về kinh tế
Quá trình chứng minh là quá trình vận dụng cách diễn dịch * Về chính trị:
- Không cho dân ta quyền tự do dân chủ - Thi hành luật pháp dã man
- Lập ba chế độ ở Trung – Nam - Bắc ngăn cản dân ta đoàn kết - Lập nhà tù nhiều hơn trường học
- Thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi - Tắm các cuộc khới nghĩa của ta trong biển máu
- Ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân
- Dùng rượu cồn, thuốc phiện để nòi giống ta suy nhược * Về kinh tế
- Bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ
- Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu - Độc quyền in giấy bạc, xuất cảng, nhập cảng
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí làm cho dân cày, dân buôn bần cùng
- Bóc lột công nhân một cách tàn nhẫn Câu 3: (10’)
Vấn đề trình bày trước tập thể: Giàu về vật chất mà nghèo về văn hoá
Mở bài: - Nêu vấn đề
Từ nhà đến cơ quan, trong giờ làm việc hoặc vui chơi, ta nhận ra cuộc sống xung quanh đang giàu lên về vật chất, nhưng lại rất nghèo về văn hoá như nói năng trong giao tiếp, ăn mặc của mỗi người, cả lúc tham gia giao thông.
Hoạt động giáo viên
và học sinh Yêu cầu cần đạt
Ngày 13/11/2009
Thân bài: Chỉ bàn riêng về việc tham gia giao thông 1. Những việc làm không đúng (chứng minh + phân tích) - Đi xe đạp hàng ngang trên đường
- Nghe tiếng còi xin vượt cũng lơ đi
- Thậm chí còn đùa nghịch khi tham gia giao thông
2. Suy nghĩ về những biểu hiện trên đây khi tham gia giao thông (bình luận)
- Bản thân thấy thế nào? Những cử chỉ, việc làm đúng hay sai. - Bản thân chưa làm tốt thì sao có thể vận động người khác
- Thực hiện và chấp hành luật lệ tốt khi tham gia giao thông là cơ sở giữ gìn và bảo vệ hạnh phúc gia đình.
3. Làm thế nào để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông (chứng minh)
Kết bài (....)
* Củng cố - HDVN (5')
- Củng cố: Một số thao tác lập luận đã học. - HDVN: Học bài cũ.
Chuẩn bị bài mới: “Quá trình văn học và phong cách VH” + Quá trình văn học (Khái niệm, trào lưu)
+ Phong cách VH (Khái niệm, biểu hiện)
Tuần 15 Tiết 43
Ngày soạn 17/11/2009
QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nắm được khái niệm quá trình văn học, bước đầu có ý niệm về trào lưu văn học tiêu biểu - Hiểu được khái niệm phong cách văn học, biết nhận diện những biểu hiện của phong cách văn học.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở
2. Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Giáo án… Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, TLTK…
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5'): (Kết hợp trong bài giảng) 3. Bài mới
Hoạt động giáo viên
và học sinh Yêu cầu cần đạt
Hsinh đọc phần I trong SGK
- Thế nào là quá trình văn học?
- Khái niệm về quá trình văn học có ý nghĩa gì?
- Các qui luật cơ bản của quá trình văn học.
- Hãy chỉ ra các qui luật của quá trình văn học