Cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu thực trạng và công tác hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh phát triển trung tâm đăng kiểm xe cơ giới bình dương, giai đoạn 2010-2015 (Trang 45 - 48)

4. Kết cấu đề tài

2.1.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quyết định số 50/2005/QĐ-BGTVT ngày

12/10/2001 ban hành tiêu chuẩn nghành: “Tiêu chuẩn Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới” – số đăng ký – 22TCN 226-2005.

- Địa điểm: đúng tiêu chuẩn, được xây dựng phù hợp với quy hoạch, có đường giao thông thuận tiện cho phương tiện ra vào kiểm định.

- Diện tích: đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn, đủ để xây dựng nhà xưởng, dây chuyền kiểm định, diện tích làm bãi đỗ xe và đường cho xe ra vào kiểm định tối thiểu chiếm 70% diện tích mặt bằng theo quy định.

- Mặt bằng:

+ Mặt bằng trung tâm phải đảm bảo không ngập úng trong mọi điều kiện.

+ Hệ thống đường cơ giới ra, vào tối thiểu đảm bảo tiêu chuẩn đường bộ cấp 2 đồng bằng, chiều rộng mặt đường không nhỏ hơn 3mét và bán kính quay vòng không nhỏ hơn 12mét để đảm bảo cho phương tiện ra vào thuận tiện.

+ Bãi đỗ xe tối thiểu bảo đảm theo tiêu chuẩn đường bộ cấp 3 đồng bằng.

+ Nhà kiểm định có chiều cao thông xe phù hợp, không thấp hơn 4,5mét; có hệ thống thông gió; bảo đảm chiếu sang phù hợp với các yêu cầu kiểm tra; có hệ thống hút khí thải; chống hắt nước vào thiết bị kiểm định khi trời mưa, bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ theo tiêu chuẩn hiện hành.

+ Khu văn phòng bố trí hợp lý, bảo đảm thực hiện tốt việc giám sát công tác kiểm định và thuận tiện giao dịch.

- Thiết bị kiểm định: Máy móc trang thiết bị là yếu tố lao động không thể thiếu trong bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nào. Là một doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế bao cấp: các dây chuyền sản xuất của trung tâm đều do nhà nước cung cấp, chủ yếu là dây chuyền cũ, lạc hậu, năng suất thấp, chất lượng không cao. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố này, trung tâm đã nhanh chóng cải tiến những dây chuyền không hoạt động được, mạnh dạn đầu tư những trang thiết bị tiên tiến, hiện đại. Hiện nay trung tâm có 2 cơ sở, trung tâm không ngừng xây dựng nhà xưởng để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, trung tâm cũng đã nâng cấp lại hệ thống máy vi tính được đảm bảo chất lượng trong quá trình lưu trữ và truyền số liệu.

+ Kiểu loại các thiết bị kiểm tra bố trí trong dây chuyền kiểm định phù hợp với kiểu loại thiết bị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo tính thống nhất trong mạng lưới trung tam kiểm định xe cơ giới trên toàn quốc.

+ Trang bị cho dây chuyền kiểm định ở trung tâm gồm các thiết bị kiểm tra sau: 1. Thiết bị kiểm tra phanh.

2. Thiết bị cân trọng lượng.

3. Thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng. 4. Thiết bị phân tích khí xả.

5. Thiết bị đo độ khói.

6. Thiết bị đo độ ồn phương tiện và âm lượng còi. 7. Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước. 8. Thiết bị kiểm tra đồng hồ tốc độ.

9. Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm.

10.Thiết bị nâng xe phục vụ kiểm tra gầm.

11.Máy phát điện cung cấp cho các trang thiết bị kiểm định khi có sự cố về điện.

Ngoài ra, dụng cụ kiểm tra cho mỗi dây chuyền kiểm định tối thiểu ở trung tâm gồm có:

1. Dụng cụ kiểm tra độ rơ vôlăng lái. 2. Dụng cụ kiểm tra áp suất hơi lốp.

3. Dụng cụ kiểm tra chiều cao hoa lốp còn lại. 4. Đèn soi, đèn pin.

5. Búa chuyên dùng kiểm tra. 6. Thước đo các loại.

Yêu cầu kỹ thuật của từng thiết bị, dụng cụ kiểm tra sử dụng trong hoạt động kiểm định xe cơ giới phải theo đúng quy định, tiêu chuẩn hiện hành.

Hiện nay, tất cả các thiết bị, công cụ sử dụng tại trung tâm đều được kiểm chuẩn định kỳ hàng năm, được thực hiện bởi các cán bộ của Cục ĐKVN, vì vậy luôn đảm bảo độ chính xác trong quá trình kiểm định phương tiện, góp phần rút ngắn thời gian nhanh nhất có thể.

Một phần của tài liệu thực trạng và công tác hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh phát triển trung tâm đăng kiểm xe cơ giới bình dương, giai đoạn 2010-2015 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)