4. Kết cấu đề tài
1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác hoạch định chiến
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh kinh doanh
- Hoạch định chiến lược kinh doanh được xem như một công việc quan trọng đầu tiên không thể thiếu khi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Bởi vì đó là sự định hướng cho toàn bộ công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện để đạt mục tiêu của mình đề ra. Công tác hoạch định chiến lược chỉ ra cách thức của từng công việc, từng nhiệm vụ cho từng bộ phận hay từng cá nhân thực hiện trên cơ sở đánh giá rất khách quan tình hình nội lực bên trong doanh nghiệp hay các yếu tố của môi trường bên ngoài. Nếu công tác hoạch định chiến lược kinh doanh được thực hiện tốt thì điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã hoàn thành một phần công việc kinh doanh của mình. Trên thực tế là các hoạt động kinh doanh không thể được thực hiện bằng sự cảm nhận chủ quan của các nhà quản trị trước một loạt các vấn đề phát sinh trong công việc mà nó đòi hỏi phải có sự tính toán, xem xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng một cách có khoa học. Từ đó đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề. Các giải pháp này đóng vai trò tháo gỡ các khó khăn và tìm các yếu tố thuận lợi giúp doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh doanh.
- Nếu các nhà quản trị chú trọng trong việc nâng cao công tác hoạch định chiến lược thì doanh nghiệp đó sẽ thu được nhiều các yếu tố thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Bởi vì doanh nghiệp có một phương hướng hoạt động rất cụ thể và chi tiết. Điều đó cho phép doanh nghiệp loại bỏ các rủi ro, các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây phương hại tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp có thể khai thác được các cơ hội, các hướng đi có hiệu quả cao khi đã xác đinh được các yếu tố đó thông qua công tác hoạch định chiến lược kinh doanh.
1.3.2. Phương hướng nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh
Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh là một quy trình gồm 5 giai đoạn: - Xác định mục tiêu và các nhiệm vụ của chiến lược.
- Phân tích môi trường bên trong và ngoài doanh nghiệp. - Xây dựng các phương án chiến lược.
- Lựa chọn các chiến lược.
- Kiểm soát việc xây dựng chiến lược.
Để có thể hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh nhất thiết các nhà quản trị cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ khi tiến hành từng giai đoạn của công tác hoạch định. Vì mỗi một giai đoạn có một vai trò rất quan trọng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau. Nếu giai đoạn trước tiến hành không tốt thì chắc chắn các giai đoạn sau sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ ở giai đoạn đầu nếu mục tiêu và nhiệm vu không được xác định rõ ràng, chính xác thì ở giai đoạn sau là giai đoạn phân tích và đánh giá môi trường sẽ bị sai lệch và điều đó không có lợi cho việc xây dựng chiến lược…
Do vậy đòi hỏi các nhà hoạch định hết sức chú ý tới từng giai đoạn của quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Ở TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM BÌNH DƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2015
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM BÌNH DƯƠNG 2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của trung tâm đăng kiểm 2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của trung tâm đăng kiểm Bình Dương
2.1.1.1. Trụ sở
Hiện nay, trung tâm đăng kiểm Bình Dương có hai trụ sở chính: 1. 80 Đại lộ Bình Dương, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 2. Ấp Nội Hóa 2, xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 28/8/1995 trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ tỉnh Sông Bé đã tổ chức khánh thành dây chuyền kiểm định cơ giới hóa phục vụ công tác kiểm định trên địa bàn tỉnh nhà.
Năm 1997 khi chia tách tỉnh Sông Bé thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước, UBND tỉnh Bình Dương ra Quyết định số 775/QĐ-UB ngày 20/3/1997 v/v chuyển trạm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ tỉnh Sông Bé thành trạm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ tỉnh Bình Dương.
Năm 2004 thực hiện Quyết định số 39/2004/QĐ-UB ngày 30/3/2004 của UBND tỉnh v/v đổi tên trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ thành trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Bình Dương, là đơn vị doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích.
Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Bình Dương là đơn vị cung cấp dịch vụ kỹ thuật công trong công tác kiểm tra, đánh giá, chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho các loại xe cơ giới đang lưu hành theo Nghị định 36/1995/NĐ-CP ngày 25/5/1995 của Chính phủ quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị; Nghị định 92/2001/NĐ-CP ngày 11/12/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô; Nghị định 23/2004/NĐ-CP ngày 13/01/2004 của Chính phủ về quy định niên hạn sử dụng ôtô tải và ôtô chở người; Nghị định 95/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 quy định niên hạn đối với ôtô chở hàng và ôtô chở người; các quy trình, tiêu chuẩn nghành do Bộ GTVT ban
hành, đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý về mặt chuyên môn nghiệp vụ của Sở GTVT và Cục ĐKVN.
Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng của tỉnh Bình Dương, lượng xe cơ giới trong tỉnh không ngừng tăng nhanh. Vì vậy, để giải quyết tình trạng quá tải lưu thông xe đến kiểm định ở trung tâm, nhằm phục vụ tốt theo nhu cầu kiểm định của các loại phương tiện xe cơ giới trên địa bàn tỉnh, cũng như phương tiện của các địa phương lân cận, được sự đồng ý của Sở GTVT, UBND tỉnh Bình Dương, trung tâm đã thuê một phần đất của Công ty 624 lắp đặt thêm trạm Đăng kiểm xe cơ giới 6102S, địa điểm tải xã Bình An, huyện Dĩ An, được thành lập theo Quyết định số 3502/QĐ-UBND ngày 01/8/2006 của UBND tỉnh Bình Dương, là cơ sở trực thuộc dưới sự quản lý, chỉ đạo về mọi mặt của Giám đốc trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Bình Dương; và xin chủ trương của UBND tỉnh cho phép hợp đồng thuê cơ sở vật chất của Công ty TNHH Cơ khí Giao Thông Vận Tải Phú Lợi thành lập trạm 6103S tại xã Định Hòa, Thị Xã Thủ Dầu Một (hoạt động trong 01 năm từ tháng 05/2006 đến tháng 05/2007).
Trong những năm hoạt động của 03 cơ sở từng bước đã đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác kiểm định, góp phần giảm số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn của tỉnh, cũng như giảm số vụ do lỗi kỹ thuật của phương tiện gây ra.
Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Bình Dương được trang bị cơ giới hóa từ ngay những ngày đầu thành lập và đi vào họat động. Đến nay, cả 2 cơ sở của trung tâm đều có cơ sở vật chất, mặt bằng nhà xưởng, máy móc thiết bị được xây dựng, trang bị và bố trí phù hợp với tiêu chuẩn quy định, các công đọan kiểm tra được nối mạng, truyền số liệu nhằm hỗ trợ tốt cho công tác kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các loại phương tiện đảm bảo độ chính xác cao, giải quyết nhanh chóng kịp thời. Kết quả kiểm định lưu trữ một cách khoa học, bên cạnh hệ thống camera được lắp đặt tại các dây chuyền kiểm định, việc lưu trữ hình ảnh của phương tiện để chủ phương tiện và chủ xe có điều kiện giám sát các hoạt động kiểm định của trung tâm theo quy trình quy định của Bộ GTVT và Cục ĐKVN.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
- Làm nhiệm vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho các loại xe cơ giới đường bộ nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị theo Nghị định 36/CP của Chính phủ. - Lập hồ sơ phục vụ công tác đăng ký và kiểm định xe máy chuyên dùng.
- Cử thành viên tham gia vào hội đồng nghiệm thu cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ của Sở GTVT Bình Dương.
- Tổ chức thực hiện nghiệm thu cải tạo thùng hàng lắp ráp khung mui trên ôtô tải theo thiết kế mẫu do Cục ĐKVN ban hành.
- Tham gia giám định sự cố, tai nạn giao thông liên quan đến an toàn kỹ thuật xe cơ giới theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
- Thực hiện các hoạt động tư vấn kỹ thuật khác theo quy định. 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức của trung tâm
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức trung tâm Đăng kiểm Bình Dương
Phòng kỹ thuật đăng kiểm Giám đốc Phó giám đốc Phòng hồ sơ đăng kiểm Phòng kế hoạch tài chánh Phòng tổ chức hành chánh Trung tâm 61-01S Trung tâm 61-02S
Nhận xét: đây là mô hình cơ cấu tổ chức được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng, các bộ phận chức năng không có quyền ra lệnh cho các bộ phận khác tuyến, các thông tin chỉ huy và thông tin phản hồi được truyền theo tuyến. Mô hình này có những ưu và khuyết điểm sau:
- Ưu điểm: Mô hình nhỏ gọn, trong quá trình vận hành bộ máy thì đảm bảo nguyên tắc thống nhất chỉ huy vì cấp dưới chỉ nhận mệnh lệnh của một cấp trên duy nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho cấp dưới thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Thông tin được truyền đi nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Ngoài ra, trách nhiệm của từng phòng ban được xác định rõ ràng, sự thống nhất và tập trung diễn ra cao độ.
- Nhược điểm: Dễ làm cho người lãnh đạo có thói quen quản lý theo kiểu độc đoán, gia trưởng.
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
a. Trách nhiệm và quyền hạn của Giám đốc trung tâm
Báo cáo Giám đốc Sở GTVT và cục trưởng Cục ĐKVN, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở GTVT/GTCC và Cục ĐKVN về toàn bộ công tác quản lý, điều hành các họat động của trung tâm.
b. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó giám đốc trung tâm
Báo cáo Giám đốc trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc trung tâm về công tác quản lý, điều hành hoạt động của trung tâm theo sự phân công của Giám đốc, cùng Giám đốc liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về phần việc được phân công phụ trách.
c. Trách nhiệm quyền hạn của Phòng Tổ Chức Hành Chánh
Báo cáo Giám đốc trung tâm, quản lý nhân sự, thực hiện các công việc hành chính cơ quan.
d. Trách nhiệm quyền hạn của Phòng Hồ Sơ Đăng kiểm
Báo cáo Giám đốc trung tâm, Phó giám đốc trung tâm. Tổ chức thực hiện nghiệp vụ quản lý hồ sơ đăng kiểm theo quy định.
Báo cáo Giám đốc trung tâm, lập kế hoạch và quản lý thu chi tài chính theo chế độ hiện hành.
f. Trách nhiệm quyền hạn của Phòng Kỹ thuật đăng kiểm
Báo cáo Giám đốc trung tâm, phó giám đốc trung tâm. Kiểm tra, đánh giá chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới theo quy định, tiêu chuẩn của Bộ GTVT.
2.1.4. Nguồn lực của trung tâm 2.1.4.1. Nguồn nhân lực 2.1.4.1. Nguồn nhân lực
Hiện nay, trung tâm có tổng số cán bộ công nhân viên là 43 người, trong đó số nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng chiếm khoảng 72% lao động toàn trung tâm. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên như trên, trung tâm có một nguồn nhân lực mạnh và có một bề dày trong công tác quản trị kinh doanh. Họ gắn bó với trung tâm, nhiệt tình công tác, am hiểu về tình hình thị trường, có kinh nghiệm về tình hình công tác kinh doanh. Đây là điểm mạnh về nhân lực, tạo thế vững mạnh cho sự phát triển của trung tâm trong tương lai. Từ khi chuyển sang hạch toán kinh tế theo cơ chế mới, trung tâm đã đổi mới tổ chức và cơ cấu quản lý nhằm có được một bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả.
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của trung tâm.
(Đơn vị: người)
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chỉ tiêu Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lao động 41 100 43 100 43 100
Nhân viên quản lý 04 9,7% 04 9,3% 04 9,3%
Hiện nay, trung tâm gồm có 43 cán bộ công nhân viên. Trong đó, Nam : 28 người
Nữ : 15 người
Tuổi : Dưới 30 tuổi : 10 người Từ 30 – 40 tuổi : 16 người Từ 41 – 50 tuổi : 8 người Từ 50 tuổi trở lên : 9 người Trình độ học vấn:
Trên đại học: 01 người; Đại học : 27 người; Cao đẳng : 03 người; Trung cấp : 12 người.
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chánh)
Hình 2.2: Biểu đồ trình độ học vấn của trung tâm
Nhận xét:
- Hiện nay, trung tâm có nguồn nhân lực có trình độ cao (65% Đại học và trên Đại học). Đây là điểm mạnh về nhân lực, có thể tạo được thế mạnh cho sự phát triển của trung tâm, tạo được thế mạnh trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ.
- Tuy nhiên, nguồn nhân sự trẻ (dưới 30 tuổi) chỉ chiếm khoảng 23% nguồn nhân lực. Đây là nguồn nhân lực trẻ, đầy nhiệt huyết. Vì vậy, đó cũng là hạn chế của trung tâm.
Trình độ học vấn Trên đại học 2% Đại học 63% Cao đẳng 7% Trung cấp 28% Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp
- Hàng năm, tất cả cán bộ công nhân viên trung tâm đều phải kiểm chuẩn định kỳ, được thực hiện bởi các cán bộ của Cục ĐKVN. Điều này giúp nhân viên trung tâm luôn nắm bắt được các tiêu chuẩn, các quy định của nghành, góp phần thuận lợi trong quá trình thực hiện công việc kiểm định.
2.1.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quyết định số 50/2005/QĐ-BGTVT ngày
12/10/2001 ban hành tiêu chuẩn nghành: “Tiêu chuẩn Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới” – số đăng ký – 22TCN 226-2005.
- Địa điểm: đúng tiêu chuẩn, được xây dựng phù hợp với quy hoạch, có đường giao thông thuận tiện cho phương tiện ra vào kiểm định.
- Diện tích: đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn, đủ để xây dựng nhà xưởng, dây chuyền kiểm định, diện tích làm bãi đỗ xe và đường cho xe ra vào kiểm định tối thiểu chiếm 70% diện tích mặt bằng theo quy định.
- Mặt bằng:
+ Mặt bằng trung tâm phải đảm bảo không ngập úng trong mọi điều kiện.
+ Hệ thống đường cơ giới ra, vào tối thiểu đảm bảo tiêu chuẩn đường bộ cấp 2 đồng bằng, chiều rộng mặt đường không nhỏ hơn 3mét và bán kính quay vòng không nhỏ hơn 12mét để đảm bảo cho phương tiện ra vào thuận tiện.
+ Bãi đỗ xe tối thiểu bảo đảm theo tiêu chuẩn đường bộ cấp 3 đồng bằng.
+ Nhà kiểm định có chiều cao thông xe phù hợp, không thấp hơn 4,5mét; có hệ thống thông gió; bảo đảm chiếu sang phù hợp với các yêu cầu kiểm tra; có hệ thống hút khí thải; chống hắt nước vào thiết bị kiểm định khi trời mưa, bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ theo tiêu chuẩn hiện hành.
+ Khu văn phòng bố trí hợp lý, bảo đảm thực hiện tốt việc giám sát công tác kiểm định và thuận tiện giao dịch.
- Thiết bị kiểm định: Máy móc trang thiết bị là yếu tố lao động không thể thiếu